Cứu chữa thành công bệnh nhân bị Ngộ độc củ Ấu tẩu ở Phú Thọ

GD&TĐ - Ngày 5/7, Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, Trung tâm vừa cứu chữa thành công bệnh nhân nữ chẩn đoán Ngộ độc củ Ấu tẩu.

Bác sĩ Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê thăm khám cho bệnh nhân (ảnh TTYT khu vực Cẩm Khê).
Bác sĩ Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê thăm khám cho bệnh nhân (ảnh TTYT khu vực Cẩm Khê).

Trước đó, ngày 3/7, Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê tiếp nhận một bệnh nhân nữ (50 tuổi, trú tại xã Vân Bán, Phú Thọ), nhập viện trong tình trạng mệt lả, buồn nôn, nôn nhiều, tê lưỡi và tê bì chân tay sau khi ăn cháo tự nấu có chứa hai củ Ấu tẩu khoảng một giờ trước đó.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán Ngộ độc củ Ấu tẩu. Kết quả điện tâm đồ ghi nhận bệnh nhân có rối loạn nhịp tim do ngoại tâm thu nhĩ. Ngay lập tức, các y bác sĩ đã tiến hành truyền dịch, rửa dạ dày, sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn.

Nhờ được xử trí kịp thời, đến chiều cùng ngày, bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị và dần hồi phục sức khỏe.

Theo Bác sĩ Nguyễn Huy Long, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Thận nhân tạo (Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê) chia sẻ, củ Ấu tẩu chứa độc tố Aconitin, một chất cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ngộ độc nặng và tử vong nếu sử dụng sai cách. Khi sử dụng các bài thuốc có thành phần từ ấu tẩu, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn.

Bác sĩ Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Khê khuyến cáo người dân không nên tự chế biến củ Ấu tẩu nếu không biết cách loại bỏ độc tố. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm củ ấu tẩu, sẽ bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiết dạy học văn hóa tại Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ. Ảnh: NTCC

'Vừa tuyển, vừa chờ' học sinh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Nghệ An có kế hoạch sắp xếp lại các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn theo hướng tinh gọn, phù hợp tình hình mới và nhu cầu người học.