Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Sáng nay (16/6), tại Tòa nhà Xanh Một Liên Hợp Quốc, TP. Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.

 Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

Chương trình nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức. 

Tham dự toạ đàm có  Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, nhà báo Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO - Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay, TS. Phan Thị Thùy Trâm - Tổng thư ký Hội nữ trí thức Việt Nam - Chủ trì hội thảo cùng hơn 50 nhà báo, chuyên gia truyền thông và nhà hoạt động xã hội vì cộng đồng dân tộc thiểu số đã tham dự tọa đàm.

Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại toạ đàm.
Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại toạ đàm.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết:“Trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, chúng tôi ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, cũng như kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái”.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại toạ đàm.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại toạ đàm.

“Chiến dịch "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" đã được Liên minh giáo dục toàn cầu của UNESCO phát động và triển khai từ năm 2020. Hoạt động này nhằm kêu gọi bảo vệ những tiến bộ đã đạt được trong giáo dục cho trẻ em gái và đảm bảo tính liên tục trong học tập của các trẻ em này. Đồng thời chúng ta cũng thúc đẩy trẻ em gái trở lại trường trong và sau kỳ đại dịch một cách an toàn.

Hoạt động này được diễn ra trên toàn cầu nhưng ở Việt Nam thì diễn ra trong khuôn khôn khổ dự án "Chúng tôi có thể", đây là dự án được triển khai hướng tới mức sống và giáo dục tốt hơn cho trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới giáo dục cho trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số. Dự án này được triển khai trong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Ủy ban Dân tộc, với sự hỗ trợ tài chính từ tập đoàn CJ của Hàn Quốc, nhằm mục tiêu thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh tại Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

UNESCO muốn nhấn mạnh rằng, đây không chỉ là cách tiếp cận đến báo chí, mà còn muốn hướng tới các chuyên gia về truyền thông. "Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc khắc họa của báo chí về hình ảnh đa chiều và tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, chúng ta sẽ kêu gọi để thúc đẩy một nền giáo dục công bằng, an toàn, không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số và đặc biệt là trẻ em gái” - ông Christian Manhart nói.

Trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Toạ đàm diễn ra với 2 phần gồm chia sẻ của các diễn giả về sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số và phần thảo luận về việc thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.
Toạ đàm diễn ra với 2 phần gồm chia sẻ của các diễn giả về sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số và phần thảo luận về việc thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Tại hội thảo, TS. Phan Thị Thùy Trâm - Tổng thư ký Hội nữ trí thức Việt Nam đã cùng với các diễn giả trình bày nhiều góc nhìn chân thật, sinh động về cuộc sống thực tế, những giải pháp và sự tham gia của báo chí trong việc giáo dục, xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Diễn giả Đinh Đức Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) mang đến toạ đàm về góc nhìn về vai trò can thiệp của báo chí trong vấn đề giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Đạo diễn, nhà báo Nguyễn Bông Mai - Tạp chí Ngày Nay đã chia sẻ những khám phá của mình về câu chuyện giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số thu thập từ Hành trình 99 ngày xuyên Việt đến với các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Diễn giả Đinh Đức Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) đưa ra góc nhìn về vai trò can thiệp của báo chí trong vấn đề giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
Diễn giả Đinh Đức Hoàng - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) đưa ra góc nhìn về vai trò can thiệp của báo chí trong vấn đề giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
Đạo diễn, nhà báo Nguyễn Bông Mai - Tạp chí Ngày Nay chia sẻ tại toạ đàm.
Đạo diễn, nhà báo Nguyễn Bông Mai - Tạp chí Ngày Nay chia sẻ tại toạ đàm.

Sau phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ.

Tọa đàm cũng tập trung trả lời câu hỏi “Báo chí có thể làm gì hơn nữa bên cạnh việc phản ánh thông tin khách quan” để có thể khai thác những cách tiếp cận bền vững hơn giúp phát huy nội lực của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
Tọa đàm cũng tập trung trả lời câu hỏi “Báo chí có thể làm gì hơn nữa bên cạnh việc phản ánh thông tin khách quan” để có thể khai thác những cách tiếp cận bền vững hơn giúp phát huy nội lực của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Phát biểu tổng kết, ông Trần Văn Mạnh, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay cho biết: "Nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ trong đó có UNESCO, liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đã liên tục xây dựng các chương trình hành động liên quan đến trẻ em gái dân tộc thiểu số. Báo chí cũng chưa bao giờ ngừng phản ánh và thúc đẩy sự thay đổi cho thực trạng này."

Ông Trần Văn Mạnh, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay.
Ông Trần Văn Mạnh, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay.

"Chúng ta sẽ sớm đến với ngày thực sự không ai bị bỏ lại phía sau và để có thêm nhận thức thì vai trò của báo chí là tiên quyết" - Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay nhấn mạnh.

"Trong kỷ nguyên Internet dư thừa thông tin, làm thế nào để thu hút được sự chú ý của cộng đồng và kêu gọi các bên hành động nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số là thách thức với mỗi nhà báo.

Nhưng tôi tin rằng chỉ cần có thực tâm, chúng ta sẽ tìm được những phương cách đủ sáng tạo, tinh tế, để kiến tạo một xã hội bình đẳng, và tạo ra một bức tranh tương lai tươi sáng cho trẻ em gái dân tộc thiểu số, giống như tên của tọa đàm. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nhà báo cùng chung tay với sứ mệnh này và những nhà báo đang hiện diện ở đây là sẽ là những ngòi bút tiên phong thực hiện sứ mệnh đó” – ông Mạnh chia sẻ.

Tọa đàm diễn ra hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 như một lời khẳng định sức mạnh của báo chí trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số. 

Dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn” do Quỹ Malala của UNESCO về Quyền học tập của trẻ em gái cấp kinh phí, với sự hỗ trợ từ tập đoàn CJ của Hàn Quốc.

Dự án tiếp cận tới khoảng 16.000 người, trong đó có học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, các cán bộ giáo dục, phụ huynh và người dân thuộc hệ thống trường phổ thông dân tộc của các tỉnh thuộc phạm vi Dự án.

Trong đó có 9.000 nữ giới với 6.000 trẻ em gái trong độ tuổi từ 11 tới 14 thuộc 48 trường phổ thông.

Dự án được triển khai từ năm 2019, kéo dài 3 năm, chú trọng vào 04 lĩnh vực là Giáo dục - Bạo lực giới trong trường học - Việc làm - Tăng quyền năng.

Dự án khích lệ thanh niên dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản của sự phân biệt và thắt chặt tinh thần đoàn kết với các bạn bè cùng trang lứa hay các bạn thanh niên trẻ trên cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.