Thừa Thiên - Huế: Khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022

GD&TĐ - Ngày 16/4, tại Công viên Tứ Tượng, Lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam” đã được khai mạc với không gian trưng bày hơn 80 con diều đủ các chủng loại diều truyền thống.

Khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022.
Khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 và các nghệ nhân đến từ nhiều câu lạc bộ diều trong cả nước.

Hơn 80 con diều đủ các chủng loại được trưng bày tại Công viên Tứ Tượng.

Hơn 80 con diều đủ các chủng loại được trưng bày tại Công viên Tứ Tượng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Huỳnh Tiến Đạt - Giám đốc Trung tâm Festival Huế cho biết, thú chơi diều ở Huế được biết đến như là nét văn hóa truyền thống, được người chơi diều không ngừng sáng tạo, nâng lên thành thú chơi nghệ thuật bằng sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật, chất liệu và kỹ thuật mang đậm nét văn hóa đặc trưng riêng của người dân Cố Đô. 

Những cánh diều nghệ thuật đã theo chân các nghệ nhân đi đến nhiều nước trên thế giới và đem về nhiều giải thưởng danh giá cho Huế.

"Lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Lễ hội mùa Hạ, Festival Huế 2022 được tổ đến ngày 23/4, với các hoạt động biểu diễn thả diều, trưng bày và trải nghiệm làm diều Huế. 

Lễ hội còn là cơ hội giao lưu giữa các nghệ nhân làm diều và giới thiệu sản phẩm diều với du khách trong, ngoài nước”, ông Đạt cho biết thêm.

Lễ hội thu hút nhiều du khách tham gia.

Lễ hội thu hút nhiều du khách tham gia.

Cùng với không gian trưng bày là hoạt động hướng dẫn làm diều diễn ra buổi sáng 9h - 11h, buổi chiều 14h - 16h dành cho học sinh, thiếu nhi và du khách muốn trải nghiệm.

Ngoài ra, biểu diễn thả diều sẽ được tổ chức tại khu vực Phu Văn Lâu và Quảng trường Ngọ Môn vào các buổi chiều (từ 14h - 17h) với sự tham gia của các CLB diều khắp 3 miền.

Tất cả hứa hẹn sẽ tạo nên một bức tranh đa sắc màu, tràn ngập sức sống, góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn hướng đến Tuần lễ Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.