Thú vị những cây cầu xây riêng cho động vật

GD&TĐ - Nhằm giúp đỡ các loài động vật có thể dễ dàng băng qua những đoạn đường cắt ngang khu vực chúng sống, từ lâu ở nhiều nước đã có những cây cầu cho động vật với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.

Cầu động vật John Day ở Mỹ.
Cầu động vật John Day ở Mỹ.

Các cánh rừng càng có nhiều sinh vật lớn thì càng có cầu to rộng, vĩ đại, kiên cố hơn. Và nó có thể được làm bằng đất đá, xi măng, sắt thép hoặc nhiều vật liệu tổng hợp. Bên trên cây cầu cũng hay được rải cỏ, trồng cây để tạo cảm giác về một ụ đất, đồi núi hoang sơ và giảm bớt độ rung, ồn khi cả đàn thú chạy qua.

Đẹp nhất hiện nay phải kể tới là những kiến trúc tại khu vực vườn quốc gia Banff, Alberta (Canada). Bởi vì không chỉ tráng lệ, chúng còn có thú rừng qua lại nhiều lần nhất thế giới.

Thú vị những cây cầu xây riêng cho động vật ảnh 1

Được xây dựng từ năm 1996, với 41 cây cầu trên quốc lộ đông đúc Trans, một xa lộ liên tỉnh dài nhất Canada, quần thể cầu này đã thường xuyên phục vụ cho hàng nghìn con thú thuộc 11 loài, gồm nai sừng tấm, gấu đen và báo sư tử đi kiếm ăn mỗi ngày cũng như khi cần di cư.

Đến nay, các loại thú đã đi qua hệ thống cầu này hơn 200 nghìn lần. Vì có số lượng thú lớn nhất nhì khu vực, nên Canada đã không do dự xây cùng một lúc mấy chục cây cầu như vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho cả người và vật.

Cầu động vật US93 ở Nevada, Mỹ.
Cầu động vật US93 ở Nevada, Mỹ.

Một cây cầu nữa cũng ấn tượng không kém là cầu Ecoduct De Woeste trên quốc lộ A50 của Hà Lan. Hoạt động từ năm 1988, với chiều rộng nơi hẹp nhất là 50 mét và dài 140 mét, công trình được xây dựng để nối kết giữa hai phần của khu dự trữ sinh quyển Veluwe mà bị chia đôi bởi A50 trên.

Đến nay, đã có hàng nghìn con vật, chủ yếu là gấu đen, hươu đỏ, cáo đỏ, hoẵng và lửng… đi qua.

Cầu động vật ở đảo Christmas
Cầu động vật ở đảo Christmas

Để chúng khỏi bị phân tâm trong lúc di cư, hai bên cầu còn có lan can bằng đất cao 1,5 m. Hà Lan đã là một trong bốn nước đầu tiên ở châu Âu bao gồm Đức, Pháp, Thụy Sĩ thiết lập hệ thống cầu - hầm bắc qua rừng núi cho động vật.

Hiện, đất nước của hoa Tuylip đã có hơn 600 công trình (ở các khu vực quan trọng cứ 500 mét lại có một cây cầu “cứu hộ” động vật). 

Thú vị những cây cầu xây riêng cho động vật ảnh 4

Con đập được thiết kế hình cầu thang khổng lồ cho cá bay nhảy là John Day Lock & Dam trên sông Columbia (Mỹ). Được làm bằng bê tông với một khóa điều vận và hai bên là hai cầu thang uốn lượn trập trùng, nó cao tới 56m và dài 2.327m bắc qua sông.

Mỹ đã có khá nhiều đập nước mà trong thiết kế bao giờ cũng có một cây cầu cho cá, và cây cầu đầu tiên của nước này là tại đảo Rhode vào năm 1880.

Cầu động vật 314 ở Bỉ.
Cầu động vật 314 ở Bỉ.

Cũng là một thiết kế đặc biệt, cầu cua đỏ ở đảo Chrismast (Úc) lại được dành cho những chuyến di cư của loài cua đỏ ra biển trước mùa mưa tháng 10 hàng năm.

Cứ sau trận mưa đầu tiên, nơi đây sẽ có hơn 50 triệu con cua từ rừng già trên đảo ùa ra đường. Người ta phải dành hai lề đường dài hơn 20 km quây những vách nhựa và 31 hầm cùng hai cây cầu hình chữ U tạo lối đi riêng cho cua đỏ. 

Thú vị những cây cầu xây riêng cho động vật ảnh 6

Ngoài ra, còn thấy nhiều cây cầu lạ mắt, độc đáo khác ở Mỹ như cầu trong khu bảo tồn Flathead Indian - Montana; cầu bên hồ Keechelus - Washington; cầu trên tỉnh lộ Interstate 78 - New Jersey; cầu Slaughter Row - Utah; cầu US93-I80- Nevada.

Theo National Geographic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.