Thủ tướng chủ trì Phiên họp của Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 13/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng chủ trì Phiên họp thứ tư để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội.

Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phiên họp lần thứ tư của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Tiểu Ban.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban nhấn mạnh, Báo cáo kinh tế - xã hội là một trong những cấu thành của các văn kiện đại hội đảng các cấp. Thời gian qua, Tiểu Ban đã dành thời gian, công sức hoàn thiện các bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội và trình các cấp xin ý kiến.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh, thế giới xuất hiện nhiều vấn đề mới, sôi động, càng ngày càng khó dự báo, trong nước có những tiến triển mới. Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có các cuộc làm việc với các Tiểu ban Đại hội XIV, có các chỉ đạo định hướng lớn; sau Hội nghị Trung ương X, khóa XIII đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về nhiều vấn đề quan trọng.

Thủ tướng cho biết, so với Dự thảo Báo cáo trước Hội nghị Trung ương X, nhiều nội dung đã được điều chỉnh, cập nhật như kết quả phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu cụ thể, chính xác hơn; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng khác hơn, với mục tiêu 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo; phương hướng, nhiệm vụ phát triển cùng với dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cần xem xét vai trò của kinh tế tư nhân… Do đó, Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải cập nhật, bổ sung, sát với tình hình mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Yêu cầu Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội phải có tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, cách làm đổi mới, đột phá mạnh mẽ hơn, cách mạng hơn, sát với tình hình thế giới, khu vực và yêu cầu phát triển đất nước hơn; nội dung phải mang tính cập nhật hơn, đề xuất các đột phá, động lực mới cho phát triển…, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Tiểu Ban thảo luận đánh giá đúng tình hình, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu qủa cao, đặc biệt là thực hiện đạt 2 mục tiêu 100 năm; hình thức thể hiện phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát.

Thủ tướng đề nghị với tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn, các thành viên Tiểu Ban thảo luận xây dựng, thống nhất nội dung, tiếp tục hoàn thiện thêm một bước Dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội để trình Bộ Chính trị, sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, hoàn thiện trình Ban Chấp hành Trung ương trình Hội nghị Trung ương vào đầu tháng 4 tới.

Theo TTXVN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù tập 'xuyên trận' từ sân cầu lông đến bóng đá, trong tôi vẫn vững vàng quyết tâm 'bùng nổ' và không ngừng hướng đến những chiến thắng. Ảnh minh họa: ITN

Từ chiếc áo thể thao…

GD&TĐ - Có câu nói đại ý rằng, tính cách của một người được thể hiện phần nào qua vẻ bề ngoài của họ.

Mô hình 'trường học trong rừng' được ưa chuộng tại Đức.

Gieo mầm từ tuổi thơ

GD&TĐ - Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng, “sống xanh” không còn là lựa chọn cá nhân, mà đã trở thành định hướng phát triển của nhiều quốc gia.

Cô Hạ Thị Trang hướng dẫn cho trẻ hoạt động trên lớp. Ảnh: Đình Tuệ

Không gian sáng tạo trong lớp học

GD&TĐ - Với trẻ mầm non, việc truyền dạy các kỹ năng cần thiết không chỉ thông qua lời nói mà còn bằng hình ảnh trực quan, không gian sáng tạo.