Thủ khoa chia sẻ cách kiểm soát tâm lý trong phòng thi

GD&TĐ - Trương Tiến Nhật cho hay thời gian 10 ngày cuối cùng trước kỳ thi các bạn nên giảm thời lượng học xuống một nửa để giữ sức khỏe và giảm áp lực.

Trương Tiến Nhật, thủ khoa khối A (tổng điểm các môn Toán 9,6 điểm; Vật lý 9,5 điểm; Hoá học 9,75 điểm), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trương Tiến Nhật, thủ khoa khối A (tổng điểm các môn Toán 9,6 điểm; Vật lý 9,5 điểm; Hoá học 9,75 điểm), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Không để bị tâm lý

Trương Tiến Nhật, thủ khoa khối A (tổng điểm các môn Toán 9,6 điểm; Vật lý 9,5 điểm; Hoá học 9,75 điểm), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ: “Trong tất cả những kỳ thi em từng trải qua trước khi đọc đề thi, em sẽ uống nước, hít thở sâu để cho bản thân được thư giãn, tạo đà tâm lý trước khi làm bài.

Lúc đọc đề, em đọc qua một lượt, tự cổ vũ bản thân mình không căng thẳng nhờ vậy mà tâm lý trong phòng thi của em rất tốt ở tất cả các môn.

Quá trình làm bài những câu khó, câu lạ em suy nghĩ do người ra đề mở rộng kiến thức trên khung cơ bản; lồng ghép từ nhiều kiến thức khác nhau. Vì vậy với tình huống này, sĩ tử nên bình tĩnh tổng hợp lại kiến thức, dạng bài đã từng làm để giải, không nên hoảng hốt.

Nếu vẫn không tìm ra đáp án hãy đánh dấu lại, hoàn thành các câu dễ, câu quen thuộc trước sau đó quay trở lại làm.V ới kinh nghiệm đã có, em xác định dạng bài dù chỉ giống một ít nhưng đấy cũng là hướng để mình làm bài, từ đó vận dụng các kiến thức đã được học để khai triển, xử lí các dạng bài đó".

Nhật cũng lưu ý thí sinh, câu khó hay câu dễ đều có cùng số điểm, vì vậy khi bắt tay vào làm, câu nào em cũng đặt nháp, sử dụng máy tính thay vì tính nhẩm để chắc chắn hơn với kết quả mình làm ra.

Sau khi làm xong 40 câu đầu đối với môn Toán, và 32 câu đầu môn Lý và Hóa, em đều dành 5-10p để làm lại 1 lần nữa các câu đó, nhờ vậy nên môn Toán em đã phát hiện 1 câu sai, riêng môn Lý và Hóa em không sai câu nào trong số những câu mức 8 điểm.

Còn những câu khó, cẩn trọng từng bước sẽ giúp bản thân mình vừa tự tin, vừa tiết kiệm thời gian. Một vấn đề nữa là dò đáp án từ trong đề ra phiếu điền đáp án, điều này đòi hỏi mọi người không được hoảng, phải bình tĩnh, cẩn thận từng câu một, và phải dò lại ít nhất 1-2 lần.

Trương Tiến Nhật, sinh viên năm nhất, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trương Tiến Nhật, sinh viên năm nhất, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Không nên bận tâm kết quả sau khi thi xong các môn

"Sau khi học xong, em thường đi thăm ông bà, hoặc em xem phim, xem youtube để giải trí. Ngoài ra em còn hay chơi đàn, chơi rubik để bản thân không bị chán bởi những hành động lặp đi lặp lại. Thi thoảng có 1 chuyến đi chơi cũng là 1 cách giải trí tuyệt vời", Trường Minh Nhật chia sẻ.

Trong thời gian diễn ra kỳ thi, không nên bận tâm đến bài thi đã xong, mà tập trung tốt để làm bài thi còn lại. Theo Nhật: “Sau khi thi xong kết quả như thế nào bạn cũng không thể thay đổi được, do đó hãy quên nó đi, để tâm lý thoải mái.

Nếu bạn quan tâm quá nhiều về môn thi đã xong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môn thi tới. Với kinh nghiệm của mình thì vẫn giữ sự tự tin để tiếp tục cho ngày thi hôm sau chứ không dò đáp án với bạn bè hay thầy cô ở trên mạng”.

Bên cạnh đó bạn nên tạm thời khóa tài khoản xã hội facebook để không bị nhiễu do quá trình chia sẻ đáp án, khoe điểm. Khi về nhà, hãy giải trí như mọi ngày, xem qua các kiến thức một lần rồi đi ngủ sớm.

Bên cạnh đó vai trò của gia đình lúc này rất quan trọng, những lời động viên cổ vũ tinh thần sẽ giúp bản thân thí sinh nhiều động lực, tự tin vững vàng tâm lý em hơn.

Trương Tiến Nhật nói thêm: “Giai đoạn sát ngày thi, để ổn định tâm lý thì các em chỉ ôn lại những đề mức độ dễ, ôn lý thuyết để tạo đà tâm lý cho bản thân trước khi vào phòng thi; không còn chú tâm luyện đề, mà chỉ tập trung làm các đề lý thuyết, các dạng bài dễ để tránh những sai sót không đáng có trong bài thi.

Thời gian còn lại, các em hãy tập trung chăm sóc cho bản thân, đi ngủ sớm để bù năng lượng cho quãng thời gian trước. Bên cạnh đó, các em thả lỏng tâm lý, không nên gồng mình cày đề như các giai đoạn trước để có sức khỏe, thể trạng tốt, tâm lý thoải mái sẵn sàng đối đầu cho kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, diễn ra vào 4 ngày: 27, 28, 29, 30/6. Trong đó, ngày 27/6 là ngày làm thủ tục dự thi; ngày 28 và 29/6 tổ chức coi thi; ngày 30/6 là ngày thi dự phòng.

Trước kỳ thi, các thí sinh nên học chắc kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng làm, củng cố kiến thức bằng cách luyện đề. Bên cạnh đó, giữ gìn sức khoẻ, ăn uống đủ các dưỡng chất để có sức khoẻ tinh thần và thể chất tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...