Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học

GD&TĐ - Thực hiện Luật Viên chức và Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học (Thông tư số 30).

Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học

Theo Thông tư, giáo viên dự bị đại học được xếp theo 3 hạng: Giáo viên dự bị đại học hạng I; Giáo viên dự bị đại học hạng II; Giáo viên dự bị đại học hạng III.

Giáo viên dự bị đại học hạng III có nhiệm vụ: Giảng dạy theo chương trình, kế hoạch giáo dục hệ dự bị đại học; tham gia biên soạn tài liệu học tập, xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học dự bị đại học; tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội cho học sinh dự bị đại học; tham gia quản lý học sinh nội trú.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng là có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; có trình độ ngoại ngữ bậc 2; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định…

Đối với Giáo viên dự bị đại học hạng II, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng III, giáo viên dự bị đại học hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Tham gia biên tập, đánh giá nội dung tài liệu dạy học của giáo viên dự bị đại học; chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh dự bị đại học.

Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II.

Thông tư cũng nêu rõ, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II, giáo viên dự bị đại học hạng I còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Chủ trì biên soạn, biên tập, phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy của giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm/đề tài nghiên cứu khoa học; chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; làm báo cáo viên các lớp/khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học; tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng thạc sỹ trở lên, đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định; có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I.

Xem chi tiết Thông tư  tại đây

Theo Bộ GD&ĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.