Thông tin vốn nghìn tỷ cho nhà ở xã hội từ Họp báo Chính phủ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu tư, phát triển nhà ở xã hội đã được đưa ra tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022 diễn ra trong chiều 3/1.

Thông tin vốn nghìn tỷ cho nhà ở xã hội từ Họp báo Chính phủ

2 nguồn lực lớn cho nhà ở xã hội

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022, trả lời về vấn đề phát triển nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện có 2 nguồn lực cho nhà ở xã hội.

Cụ thể, nguồn lực đầu tiên từ ngân sách nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân sách đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 3.163 tỷ đồng.

Nguồn lực thứ hai được xác định theo chương trình phục hồi kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 của Chính phủ, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, có bảo lãnh của Chính phủ với con số 15 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, từ 2 nguồn này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay gần 10 tỷ; với gần 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội.

Trong số gần 10 tỷ có 3.717 tỷ thuộc chương trình phục hồi theo Nghị quyết 11 vừa qua, với số lượng khách hàng 9.527 khách hàng.

Tiếp theo là sử dụng nguồn của các ngân hàng thương mại cho vay nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Phần này thì các bộ ngành chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một là chưa có tiền, thứ hai là chưa hoàn thiện cơ chế nhưng các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.

Ngoài ra, có nguồn ngân hàng thương mại cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những chủ trương nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 vừa qua và năm 2023 này. NHNN vẫn xác định đây là đối tượng khuyến khích cũng như chỉ đạo các NHTM tập trung cho vay.

Giải pháp then chốt xây dựng đúng tiến độ

Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 49 sửa đổi về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 sẽ là cơ sở để triển khai các giải pháp mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

Mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 sẽ là cơ sở để triển khai các giải pháp mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, hiện nay Bộ được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10). Theo đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định về quá trình thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội theo hướng rõ ràng, minh bạch.

Trong khi đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp lại đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; không ít doanh nghiệp có "đốc" nhưng cũng không được cấp phép xây dựng và phải chờ đợi rất lâu. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội.

Từ đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra.

Thứ nhất, sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó Chính phủ đã sửa đổi một số điều tại Nghị định 100 về đầu tư phát triển nhà ở xã hội; Nghị định 49 cũng đã sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, làm rõ các quy định theo hướng dễ thực hiện. Tại Nghị định 49 năm 2021, Chính phủ cũng đã quy định các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, một dự án đầu tư nhà ở xã hội gồm 3 bước. Một là chuẩn bị đầu tư gồm các thủ tục liên quan đến việc dành quỹ đất, giao đất, tính tiền sử dụng đất; các vấn đề các thủ tục trình tự đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư cũng như các bước liên quan đến phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án. Bước hai là thực hiện các dự án đầu tư và bước ba liên quan đến kết thúc nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Giải pháp thứ hai, trong thời gian qua, Chính phủ cũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tại thông báo Kết luận số 242 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, việc đặt ra mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 sẽ là cơ sở để triển khai các giải pháp mạnh mẽ, góp phần đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, tăng nguồn cung, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, xây dựng nhà ở xã hội thì quỹ đất rất quan trọng, trước đây cũng thế, bây giờ cũng thế và sau này cũng thế. Nhưng có quỹ đất rồi lại phải gắn với hạ tầng xã hội: Trường học, nhà trẻ…

Thêm vào đó, Chính phủ đã sửa các Nghị định, quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, do đó quy hoạch phải đồng bộ, có hạ tầng. Kèm theo đó là các giải pháp như vấn đề đền bù, vấn đề lãi suất cho cả nhà đầu tư, cho cả người mua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…