Luật Cạnh tranh (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ 1/7/2019

GD&TĐ - Trong khuôn khổ phiên làm việc sáng nay, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Kết quả có 456/469 đại biểu tán thành bằng 95,28%.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ 1/7/2019

Trước khi biểu quyết toàn bộ Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Quốc hội biểu quyết Điều 8 về các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh và Điều 46 về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia của dự thảo Luật.

Cụ thể, đối với Điều 8 có 471/472 đại biểu tán thành đạt 96,71%; Đối với Điều 46 có 456/468 đại biểu tán thành bằng 93,63%.

Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Đối tượng áp dụng là Tổ chức, cá nhân kinh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam;. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Ngoài ra, Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.