Hà Nội: Hơn 28.000 người về từ Hải Dương, xử nghiêm các trường hợp không hợp tác

GD&TĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế, đến chiều 18/2, TP đã rà soát hơn 28.000 người về từ Hải Dương. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần xử phạt nghiêm các trường hợp không hợp tác, không khai báo y tế.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ngày 18/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Long Biên.

Phát biểu chỉ đạo tại các cơ sở trên, ghi nhận sự vào cuộc trách nhiệm của các lực lượng, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, công tác phòng, chống dịch hiện nay phải nhanh chóng, khẩn trương hơn nữa. Thường trực Thành ủy Hà Nội, dư luận nhân dân đánh giá cao thành phố đã chủ động, đồng bộ, kịp thời các khâu từ truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, trả kết quả nhanh giúp kiểm soát tốt dịch; bảo đảm đời sống nhân dân, không khí Tết vui tươi, ấm áp và thực sự an toàn.

“Tuy nhiên, thành phố xác định không lơ là, chủ quan, với các khu vực còn tiềm ẩn nguy cơ sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm soát dịch bệnh”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị phải tập trung cao độ, nâng mức độ giám sát chặt chẽ các trường hợp sau cách ly, đồng thời đề nghị lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phổ biến đến từng tổ giám sát cộng đồng về trách nhiệm rất quan trọng là phải bám sát tình hình, trong thời gian ngắn phải xác định chính xác từng trường hợp về từ vùng dịch để lấy mẫu xét nghiệm.

Theo báo cáo của Sở Y tế, đến chiều 18/2, TP đã rà soát hơn 28.000 người về từ Hải Dương. Các con số đang liên tục được cập nhật.

Ông Chu Ngọc Anh đề nghị lãnh đạo các quận, huyện phổ biến đến từng tổ giám sát cộng đồng về trách nhiệm rất quan trọng là phải bám sát tình hình, trong 1 - 2 ngày xác định chính xác danh tính cụ thể từng trường hợp về từ vùng dịch, lấy mẫu xét nghiệm, trả kết quả cụ thể.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đặc biệt lưu ý công tác rà soát, xét nghiệm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Đồng thời nhấn mạnh: Dù vất vả, nhưng phải nỗ lực hết sức, không để sót trường hợp nào. Cần kiểm soát chặt chẽ từ mỗi khu dân cư, chúng ta đủ căn cứ để hoàn thành việc rà soát, xét nghiệm người từ vùng dịch về trong 2 ngày nữa. Làm tốt để sớm kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế.

Ông cũng yêu cầu các đơn vị cần xử phạt nghiêm các trường hợp không hợp tác, không khai báo bởi "một người không biết bảo vệ mình và cộng đồng thì rất nguy hiểm”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.