Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không

Cục Hàng không VN vừa kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không.

Cục Hàng không VN đề nghị ưu tiên tiêm vaccine đợt 1 cho nhân viên hàng không, đặc biệt là phi công, tiếp viên và những người tiếp xúc trực tiếp với hành khách.
Cục Hàng không VN đề nghị ưu tiên tiêm vaccine đợt 1 cho nhân viên hàng không, đặc biệt là phi công, tiếp viên và những người tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả, hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 đợt 1 cho các đối tượng thuộc nhóm nhân viên hàng không.

Theo đó, việc khử trùng tàu bay trên các chuyến bay quốc tế và khu vực phục vụ chuyến bay quốc tế được quy định ở các văn bản khác nhau và chưa có sự thống nhất, Cục Hàng không VN kiến nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ GTVT thống nhất với cơ quan y tế liên quan về việc giám sát, kiểm tra và khử trùng tàu bay, nhà ga hàng hóa… tại các Cảng hàng không, sân bay do kiểm định viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại các địa phương (CDC) thực hiện.

Tại các Cảng hàng không, sân bay, các nhân viên hàng không tiếp xúc trực tiếp với hành khách, hành lý, hàng hóa có nguy cơ lây nhiễm virus cao. Do đó, Cục Hàng không VN đề nghị ưu tiên cho các nhóm nhân viên được tiêm vaccine đợt 1 gồm nhân viên làm thủ tục hành khách, nhân viên phục vụ vận chuyển hàng hóa, tiếp viên, phi công, kiểm soát viên không lưu.

Ngoài ra, để đảm bảo kế hoạch và sớm vận chuyển vaccine phòng Covid-19 về Việt Nam, Cục Hàng không VN cũng đề nghị giao cho các hãng hàng không Việt Nam đảm nhiệm vận chuyển chính trong các đợt vận chuyển vaccinecủa Chính phủ Việt Nam.

Được biết, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca.

Vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi là Covid-19 Vaccine AstraZeneca, do công ty SK Bioscience (Hàn Quốc) sản xuất. Theo quyết định nói trên, vaccine được nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch phải đáp ứng các điều kiện đi kèm trong văn bản chấp thuận phê duyệt vaccine ngày 1/2 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, dự kiến, ngày 28/2, lô vaccine đầu tiên sẽ về đến Việt Nam và không lâu sau đó sẽ là khoảng 4,88 triệu liều vaccine từ sáng kiến phân bổ vaccine COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Như vậy, chúng ta có khoảng hơn 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho hơn 5 triệu người.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 và các địa phương có dịch diễn ra vào chiều 15/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế đã rất chủ động và quyết liệt trong vấn đề tiếp nhận vaccine từ chương trình COVAX và các thủ tục tiếp nhận vaccine cơ bản đã hoàn thành.

Vào cuối tháng 2/2021, nếu chuyến bay được sắp xếp kịp thời và các thủ tục được hoàn thiện thì Việt Nam sẽ có vaccine theo hai nguồn: nguồn từ chương trình COVAX và nguồn nhập khẩu. Sau đó 3 tháng, nước ta có thể có thêm hơn 5 triệu liều vaccine.

Như vậy, Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á tiếp cận vaccine Covid-19 tương đối tốt. Theo thông báo của COVAX, Việt Nam sẽ được nhận vaccine Covid-19 giai đoạn đầu tiên này với số lượng dự kiến là từ 4.886.400 liều đến 8.253.600 liều, trong đó 25-35% số liều sẽ được cung cấp trong quý đầu tiên và 65-75% trong quý 2/2021. Vaccine được sử dụng trong đợt này là sản phẩm của hãng AstraZeneca.

Sáng 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tiến hành phiên họp đầu tiên, cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng trong đó có chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

Sau khi nghe báo cáo về chủ trương mua, sử dụng vaccine phòng Covid-19và ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản đồng ý về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho nhân dân.

Kinh phí mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Việc mua, sử dụng vaccine được tiến hành thực hiện trong điều kiện khẩn cấp, áp dụng mua sắm trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và của nhà sản xuất.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tổ chức tốt việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Theo Báo giao thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều hòn đảo xa xỉ ở Tây Ban Nha thu hút người giàu có và nổi tiếng.

3 hòn đảo đỉnh cao xa hoa ở Tây Ban Nha

GD&TĐ -Nhiều hòn đảo tư nhân của Tây Ban Nha, một số thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, được những người giàu có và nổi tiếng lui tới.

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.