Đề xuất Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7 là ngày quốc lễ: Những lý giải từ thực tiễn

GD&TĐ - Bổ sung ngày 27/7 làm ngày nghỉ lễ là một nội dung mới được đề xuất trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để nhân dân có một ngày được nghỉ làm việc thực hiện những hoạt động thiết thực tri ân những người có công với cách mạng, với đất nước.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ (ảnh nguồn Molisa)
Tri ân các anh hùng liệt sĩ (ảnh nguồn Molisa)

Biểu tượng văn hóa dân tộc

Tổng hợp các ý kiến đề xuất, Ban soạn thảo cho rằng, bổ sung một ngày nghỉ lễ để tri ân người có công vào ngày 27/7 dương lịch là phù hợp. Từ năm 1947, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chọn ngày kỷ niệm Thương binh, Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ, ngày 27/7 hàng năm được Trung ương lựa chọn làm Ngày Thương binh, Liệt sĩ.

Thực tế liên tục trong hơn 70 năm qua, cứ vào ngày 27/7 hàng năm, từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành đều dành thời gian để tổ chức các hoạt động thiết thực và tình nghĩa để tri ân các anh hùng, liệt sĩ, động viên, thăm hỏi, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công trên cả nước. Ngày 27/7 hàng năm đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam, biểu thị lòng tri ân, bày tỏ nghĩa tình sâu nặng của con cháu đối với những người có công với đất nước và thể hiện truyền thống cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó, truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”, “tôn sư trọng đạo”, tri ân những người giúp đời, giúp người luôn thấm đẫm trong suy nghĩ và hành động của nhân dân ta.

Việc có một ngày nghỉ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bày tỏ sự tri ân đối với không chỉ những người có công đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mà còn là một thông điệp để thể hiện sự tri ân đối với những người có công trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh kể từ nay về sau. Việc chọn ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ sẽ nâng tầm của Ngày Thương binh, Liệt sĩ, với ý nghĩa tri ân tất cả những người có công với đất nước, với cách mạng, với các bậc tiền bối, với cha mẹ, người sinh thành, nuôi dưỡng và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam. Phù hợp với truyền thống, văn hóa và đạo lý dân tộc, nguyện vọng của nhân dân.

Tương đồng với nhiều quốc gia

Theo Bộ LĐ,TB&XH, số ngày nghỉ lễ, tết trong một năm của người lao động Việt Nam hiện nay là ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực, cụ thể:

Campuchia nghỉ 28 ngày; Thái Lan nghỉ 16 ngày; Brunei nghỉ 15 ngày; Indonesia là 16 ngày; Myanmar là 14 ngày; Malaysia là 12 ngày,

Philippines là 12 ngày và Singapore nghỉ 11 ngày. Trong khi đó, tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện tại của Việt Nam là 10 ngày. Việc tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ cũng giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm vừa để tri ân người có công, vừa nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động, có thêm thời gian dành chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đề nghị bổ sung 1 ngày nghỉ lễ là Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7 dương lịch) là một vấn đề cần được tiếp tục thảo luận sâu sắc hơn trong việc hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục nhận góp ý của xã hội đối với dự thảo ngay cả khi hết hiệu lực xin ý kiến theo quy định của pháp luật và sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan của Quốc hội trong soạn thảo, thẩm tra dự án Bộ luật. 

Lấy ngày 27/7 làm ngày quốc lễ cũng tương đồng với phong tục, tập quán lựa chọn ngày nghỉ lễ của nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như: Canada, Pháp chọn ngày 11/11 hằng năm để tưởng niệm tất cả những người hy sinh vì tổ quốc, với phương châm “tưởng nhớ, đoàn kết và khoan dung”; nước Mỹ cũng chọn ngày thứ hai cuối cùng của tháng 5 là ngày tưởng niệm liệt sĩ; Nga chọn ngày 9/5 là ngày nghỉ lễ mừng Chiến thắng phát xít Đức, trong lễ mừng có tưởng nhớ đến những người hy sinh; Hàn Quốc, từ năm 1956 chọn ngày 6/6 là ngày tưởng niệm những người lính Hàn Quốc đã hy sinh; Indonesia chọn ngày 10/11 là Ngày anh hùng… Việc bổ sung ngày nghỉ lễ thực chất là điều chỉnh các ngày nghỉ lễ trong một năm cho hợp lý hơn, đặc biệt trong suốt khoảng thời gian 4 tháng, từ ngày 2/5 -ngày 1/9 hiện đang không có một ngày nghỉ lễ nào.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.