Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương giúp nâng cao chất lượng giáo dục

GD&TĐ - “Thiết bị dạy học số - Bảng cửu chương” đã tiếp cận Chương trình GDPT 2018 và giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.

Cô Phan Thị Thùy Dung – Giáo viên trường Tiểu học Trung Nguyên, huyện Yên Lạc tận tình giảng dạy học sinh.
Cô Phan Thị Thùy Dung – Giáo viên trường Tiểu học Trung Nguyên, huyện Yên Lạc tận tình giảng dạy học sinh.

Trong thời đại số hóa và sự phát triển không ngừng của công nghệ, vai trò của giáo dục cũng đang trải qua một cuộc biến đổi to lớn. Chúng ta không chỉ cần dạy học sinh nhớ bảng cửu chương, mà còn cần giúp các em hiểu và áp dụng kiến thức này trong cuộc sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng tôi giới thiệu đến các bạn Bảng Cửu chương số - một thiết bị dạy học số mang tính hiện đại và tích hợp.

Sứ mệnh đổi mới của Bảng Cửu chương không chỉ hỗ trợ việc học thuộc và luyện tập bảng cửu chương, mà còn chắp cánh cho sự tư duy sáng tạo và khám phá kiến thức. Đây không chỉ là một công cụ giúp học sinh "nhớ", mà là một cầu nối đến sự "hiểu" và "sáng tạo". Bảng cửu chương không đơn giản là một thiết bị, mà là một cách tiếp cận đổi mới trong giảng dạy môn Toán.

Thay vì chỉ tập trung vào việc học thuộc khô khan, Bảng Cửu chương khuyến khích học sinh hiểu sâu và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Chúng tôi tin rằng giáo dục nên dạy học sinh "tại sao?" và "làm thế nào?", chứ không chỉ là "học thuộc một cách thụ động".

Tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh: Bảng Cửu chương không phải là một công cụ thay thế cho giáo viên, mà là một cộng sự giúp tạo ra môi trường học tập tích cực hơn. Nó tạo cơ hội cho thầy cô giáo tương tác sâu hơn với học sinh, khám phá cách học tập của từng học sinh và tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa.

Cống hiến cho sự tiến bộ và đổi mới trong giáo dục: Bảng Cửu chương số không chỉ là một thiết bị, mà là một phần của cuộc chuyển đổi số trong giáo dục. Nó thúc đẩy sự đổi mới trong phương pháp dạy học, hướng tới sự tiến bộ liên tục và hiệu quả trong việc giúp cho học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách tối ưu.

Thầy Nguyễn Huy Tuấn - Giáo viên trường Tiểu Học Đồng Tiến, huyện Tam Đảo.

Thầy Nguyễn Huy Tuấn - Giáo viên trường Tiểu Học Đồng Tiến, huyện Tam Đảo.

Theo đó, quy trình thiết kế và sử dụng Bảng cửu chương số góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở tiểu học. Để có thể thiết kế được sản phẩm thiết bị dạy học số bằng phần mềm Storyline 3, chúng tôi đã tự học tập, tự bồi dưỡng bằng cách tìm hiểu trên mạng internet, tham gia các khóa học từ cơ bản đến nâng cao của các chuyên gia Elearning, trao đổi, thảo luận trên Group Elearning của Bộ GD&ĐT, sinh hoạt nhóm hỗ trợ làm các sản phẩm giáo dục số,

Đặc biệt, việc lựa chọn đề tài “Thiết kế thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương” cũng rất đa dạng và phong phú với bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia. Mỗi phép tính lại có từ bảng 1 đến bảng 9. Đòi hỏi phải biết sắp xếp và chuẩn bị nguồn tư liệu rất lớn về âm thanh, hình ảnh.

Việc xây dựng tư duy, bố cục của bản thiết kế rất quan trọng trong thiết kế thiết bị dạy học số, bởi phải có lập luận logic mới có thể sắp xếp ý lớn, nhỏ một cách hợp lý. Bố cục phải rõ ràng, phân chia tỉ lệ khung hình hợp lý để người học, người dạy thuận tiện khi sử dụng, thao tác dễ dàng.

Học tập cách thức cài đặt phần mềm Artuculate Sroryline 3 để thiết kế các sản phẩm giáo dục số, thiết bị dạy học số để đưa vào hoạt động giảng dạy hàng ngày góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vận dụng linh hoạt các kĩ năng cũng như sử dụng các công cụ trong khi thiết kế đảm bảo tính logic, tính khoa học và tính hiện đại. Nắm vững các lệnh Trigger, các biến Varriable để tạo các nút lệnh điều hướng người học theo kịch bản chuẩn bị trước.

Chúng tôi cho rằng, thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương giúp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh có thể sử dụng bất cứ lúc nào, bằng rất nhiều phương tiện khác nhau như điện thoại, máy tính để bàn, máy tính bảng, laptop, tivi thông minh, bảng tương tác… rất gần gũi, thân thiện và dễ sử dụng.

Giúp học sinh học thuộc bảng cửu chương một cách nhanh chóng, phụ huynh, giáo viên chỉ cần kiểm tra kết quả luyện tập thực hành của học sinh là biết học sinh đã học thuộc bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia đó chưa. Từ đó có thêm các phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp.

Để Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương được xuất bản thành công để đi vào sử dụng có hiệu quả cần kiểm tra, rà soát kĩ lưỡng các lệnh, biến, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh và đặc biệt là kết quả của phép tính trong phần luyện tập, kiểm tra đảm bảo chính xác tuyệt đối. Xác định các đối tượng shape, picture, music… được đặt đúng vị trí và chức năng của chúng. Kiểm tra màu sắc, bố cục cân đối, hợp lí.

Sau khi Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương hoàn thành được đưa lên trang web dưới đường link: bangcuuchuonght.netlify.app, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy cô giáo đang dạy lớp 1,2,3. Khi dạy các nội dung bài học liên quan đến bảng cửu chương thì các thầy cô giáo đã sử dụng ngay Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương của tôi vào dạy học, ngoài ra còn chia sẻ đường link qua Zalo nhóm lớp, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình,…để các bậc phụ huynh cùng con học, cho con ôn tập và thực hành.

Cô Phan Thị Thùy Dung và học trò trong giờ học
Cô Phan Thị Thùy Dung và học trò trong giờ học

Thực tiễn cho thấy, sau khi thiết kế và sử dụng “Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương” đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường Tiểu học Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) và trường Tiểu học Đồng Tiến (huyện Tam Đảo) nói riêng, cũng như một số trường tiểu học khác tại địa phương.

Có thể thấy “Thiết bị dạy học số - Bảng Cửu chương” này không chỉ là một công cụ hữu ích giúp học sinh nắm vững bảng cửu chương mà còn là một yếu tố đổi mới trong giáo dục. Bằng cách kết hợp khả năng học thuộc và sáng tạo, Bảng Cửu Chương Số giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm toán học và thúc đẩy tư duy sáng tạo. Nó tạo điều kiện cho sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh, xây dựng mối quan hệ hỗ trợ và khám phá tiềm năng cá nhân của từng học sinh.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và cuộc cách mạng số hóa trong giáo dục, Bảng Cửu Chương Số là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập hiện đại và đáp ứng nhu cầu của thế hệ học sinh thế kỷ 21. Chúng ta hy vọng rằng sự kết hợp này sẽ tiếp tục góp phần tạo ra một tương lai giáo dục tươi sáng và phát triển cho học sinh tiểu học, giúp họ phát triển kỹ năng sống và thành công trong cuộc sống sau này.

Cô Phan Thị Thùy Dung - Giáo viên trường Tiểu học Trung Nguyên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và thầy Nguyễn Huy Tuấn - Giáo viên trường Tiểu Học Đồng Tiến, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.