Thêm người thân xin bảo lãnh cho bà Nguyễn Phương Hằng

GD&TĐ - Cho rằng hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng không thuộc trường hợp phải tạm giam, anh trai bị can lên tiếng xin bảo lãnh tại ngoại.

Anh trai bà Nguyễn Phương Hằng gửi đơn xin bảo lãnh cho bị can (Nguồn: NLĐ).
Anh trai bà Nguyễn Phương Hằng gửi đơn xin bảo lãnh cho bị can (Nguồn: NLĐ).

Ngày 6/4, ông Nguyễn Hữu Toàn (anh trai bà Nguyễn Phương Hằng) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng xin được cho em gái tại ngoại.

Theo ông Toàn, sau thời gian dài bị tạm giam, sức khỏe bà Hằng ngày càng tệ, bị sụt cân kèm theo nhiều bệnh phải điều trị.

Đồng thời, người thân của bị can cho rằng, hành vi của bà Hằng không thuộc trường hợp phạt tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng buộc phải tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử. Vì thế, ông Toàn có gửi đơn kiến nghị đến cơ quan công an.

Bên cạnh đó, ông Toàn cho biết bà Hằng chỉ phạm tội lần đầu và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, thông qua hoạt động từ thiện, công ích, giúp đỡ mọi người.

Anh trai bị can cũng khẳng định bà Hằng có nơi ở ổn định, đồng thời không bị tâm thần, do đó đủ điều kiện được người thân bảo lãnh tại ngoại.

Đây không phải lần đầu tiên người thân bà Nguyễn Phương Hằng đưa ra yêu cầu như vậy. Trước đó, vào ngày 23/3, con trai bị can là Nguyễn Quang Tuấn cũng có đơn gửi đến Công an TPHCM, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM kiến nghị cho mẹ mình tại ngoại.

Tương tự ông Toàn, trong đơn gửi đến cơ quan chức năng, Tuấn cũng khẳng định mẹ ông không bị tâm thần nên cho rằng không cần giám định.

Không những thế, ông Tuấn cũng có đơn yêu cầu xử lý hình sự ca sĩ Vy Oanh cùng nhiều cá nhân có liên quan vì cho rằng những người này có hành vi xúc phạm đến danh dự, uy tín bà Hằng trên mạng xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.