Tập đoàn hạt nhân nhà nước Nga Rosatom hôm 23/5 cho biết họ đang thảo luận về các dự án chung tiềm năng trên Tuyến đường biển phía Bắc với New Delhi, tập trung vào việc sử dụng hành lang này vì lợi ích của nền kinh tế Ấn Độ, Sputnik thông tin.
Người đứng đầu Rosatom Alexey Likhachev nói: "Chúng tôi đang bắt đầu hợp tác không chỉ trong lĩnh vực hạt nhân. Ngoài ra còn có các cuộc thảo luận về các dự án chung trên Tuyến đường biển phía Bắc và việc sử dụng hành lang vận tải toàn cầu này vì lợi ích của nền kinh tế Ấn Độ."
Ông Likhachevcho cho biết, Rosatom và các đối tác Ấn Độ cũng đang đàm phán về mối quan hệ đối tác tiềm năng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như điện toán lượng tử, truyền thông và cảm biến lượng tử.
Ấn Độ từ lâu đã quan tâm đến tuyến hàng hải của Nga vốn có lộ trình ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á.
Tình hình căng thẳng trên biển Đỏ thời gian qua cũng như sự phân chia tầm ảnh hưởng chính trị trên toàn cầu đã thúc đẩy Ấn Độ tìm đến Tuyến đường biển Bắc.
Tuyến đường Biển Bắc dài hơn 3.000 hải lý (3.500 dặm) và nối Biển Barents và Eo biển Bering.
Đây là tuyến đường ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, cũng như tuyến đường biển ngắn nhất giữa vùng Viễn Đông của Nga và phần châu Âu.
Toàn bộ tuyến đường mất từ bảy đến 15 ngày trên một con tàu có khả năng phá băng.
Tuyến đường Biển Bắc không chỉ ngắn hơn tuyến đường biển phía nam qua kênh đào Suez mà còn không gây ra rủi ro cướp biển cho tàu và thủy thủ đoàn.
Nga đã coi tuyến đường này là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, tăng cường kết nối giữa các khu vực Viễn Đông và châu Âu.
Hơn nữa, triển vọng di chuyển quanh năm dọc theo tuyến đường này , do điều kiện khí hậu thay đổi, đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó đối với thương mại quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Đối với Tuyến đường biển phía Bắc, chúng tôi mời các quốc gia quan tâm trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển tuyến đường này. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ dẫn đường, liên lạc và tàu phá băng đáng tin cậy".
Việc phát triển và sử dụng Tuyến đường biển phía Bắc có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng quốc tế.
Nó cung cấp một tuyến đường thương mại thay thế có thể giảm bớt tắc nghẽn ở các tuyến đường hàng hải truyền thống, chẳng hạn như Kênh đào Suez . Đa dạng hóa các lựa chọn giao thông giúp tăng cường khả năng phục hồi thương mại toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nỗ lực này hứa hẹn sẽ định hình lại bối cảnh thương mại toàn cầu , mang lại cơ hội hợp tác và thịnh vượng giữa các quốc gia, đặc biệt là ở châu Á.