Moscow rút khỏi Công ước Luật Biển để bảo toàn Tuyến đường biển phương Bắc?

GD&TĐ - Nga đang xem xét rút khỏi Công ước về Luật Biển được thông qua năm 1982 bởi họ cho rằng nó gây ảnh hưởng tới Tuyến đường biển phương Bắc

Nga rút khỏi Công ước về Luật Biển là viễn cảnh có khả năng trở thành hiện thực.
Nga rút khỏi Công ước về Luật Biển là viễn cảnh có khả năng trở thành hiện thực.

Công ước về Luật Biển được thông qua năm 1982, trong đó xác định vùng lãnh hải 12 hải lý - nơi quốc gia có quyền đặt ra luật riêng của mình.

Nga tham gia Công ước vào năm 1997, qua đó cho phép tàu, tàu ngầm và máy bay nước ngoài ở lại Bắc Cực, bên ngoài khu vực 12 hải lý mà không cần thông báo hoặc xin phép.

Truyền thông Nga cho rằng các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang tìm cách tuyên bố Tuyến đường biển phương Bắc mang tính quốc tế, vì tầm quan trọng của nó đối với việc giao thông đường thủy từ châu Á sang châu Âu.

Từ năm 2012, Nga đã tuyên bố vị thế của Tuyến đường biển phương Bắc là huyết mạch vận tải nội địa, nhưng Mỹ không đồng tình với điều này. Với lý do bảo vệ lợi ích của Moskva ở Bắc Cực và tình hình quốc tế hiện nay, Công ước trên có thể bị Nga rút khỏi.

Như Phó Đô đốc Anatoly Shevchenko, Cố vấn của Phó Tư lệnh Hải quân Nga về các vấn đề Bắc Cực đã lưu ý, cần phải thảo luận nghiêm túc về vấn đề rút khỏi Công ước, đặc biệt khi Tuyến đường biển phương Bắc là "huyết mạch vận tải nội địa của Nga".

“Cho đến khi người Mỹ đưa ra Công ước năm 1982 này, toàn bộ Bắc Cực được chia thành nhiều khu vực. Chỉ có 5 quốc gia Bắc Cực: Nga, Đan Mạch, Na Uy, Canada, Mỹ".

"Nhưng người Mỹ không hài lòng với điều này, hóa ra Nga có hơn 60% bờ biển Bắc Cực, còn họ chỉ có 7%. Họ đưa ra quy ước này, chúng tôi phê chuẩn nó một cách vội vàng và gặp rắc rối".

"Tất nhiên phải đặt ra câu hỏi rằng chúng tôi sẽ rút khỏi công ước, bởi vì Tuyến đường biển phương Bắc là huyết mạch vận tải nội địa của nước Nga”, Phó Đô đốc Anatoly Shevchenko cho biết.

Bên cạnh đó, nghị sĩ thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) - ông Nikolai Novichkov cho biết, các ủy ban quốc hội liên quan sẽ sớm thảo luận về vấn đề rút khỏi Công ước Luật biển và đưa nó vào chương trình nghị sự.

Ưu thế của Tuyến đường biển phương Bắc so với Kênh đào Suez.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.