Các biện pháp trừng phạt và đe dọa quân sự là những cách được sử dụng thường xuyên để đối phó với Iran, Thủ tướng Netanyahu cho biết, đồng thời khẳng định cách tiếp cận này là cần thiết để ngăn chặn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.
“Nếu có những chế độ bất hảo đang (có ý định sở hữu) vũ khí hạt nhân, bạn có ký tới 100 thỏa thuận với họ cũng chẳng ích gì” - ông Netanyahu nói với người dẫn chương trình CNN Jake Tapper hôm 1/2.
Trước đó 3 ngày, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được cho là của Israel tấn công một cơ sở quân sự ở Iran.
“Tôi nghĩ cách duy nhất có thể ngăn chặn hoặc không cho họ sở hữu vũ khí hạt nhân là kết hợp các biện pháp trừng phạt kinh tế gây tê liệt, nhưng quan trọng nhất là một mối đe dọa quân sự đáng tin cậy” - ông nói thêm.
Một tòa nhà quân sự ở thành phố Isfahan miền trung Iran bị tấn công hôm 28/1. Vụ tấn công này được cho là có sự tham gia của 3 máy bay không người lái nhỏ mang chất nổ, phóng từ một địa điểm gần đó.
Tehran không chính thức đổ lỗi cho vụ đánh bom, hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc và cho rằng nó chỉ gây ra thiệt hại nhỏ.
Các phương tiện truyền thông ở Mỹ và Israel đưa tin đây là một hoạt động của Israel và được cho là một thành công lớn. Ông Netanyahu không xác nhận hoặc phủ nhận việc chính phủ của ông có liên quan đến vụ việc.
“Mỗi khi một số vụ nổ xảy ra ở Trung Đông, Israel đều bị đổ lỗi hoặc đổ trách nhiệm – đôi khi chúng tôi chịu trách nhiệm, đôi khi chúng tôi không” – ông nói.
Trong những năm qua, đã có một số hoạt động phá hoại và ám sát ở Iran, nhắm vào quân đội, các nhà khoa học hạt nhân, quan chức và cơ sở của nước này. Iran và nhiều nhà quan sát quốc tế đã đổ lỗi cho Israel.
Israel cũng đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích ở Syria. Đây là điều mà Tel Aviv cho là cần thiết để chống lại ảnh hưởng của Iran tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Trong khi đó Iran phủ nhận có bất kỳ ý định nào về hạt nhân. Họ tuyên bố vũ khí hủy diệt hàng loạt vi phạm các nguyên tắc của đạo Hồi. Năm 2015, Iran ký một thỏa thuận với các cường quốc hàng đầu thế giới, nhằm áp đặt các hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Ông Netanyahu đã vận động để làm suy yếu nỗ lực của Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama trong việc đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời vui mừng khi ông Donald Trump rút khỏi thỏa thuận này khi ông làm Tổng thống Mỹ. Ông Trump đã chọn một “chiến dịch gây áp lực tối đa”, phá vỡ thỏa thuận đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ các cam kết của mình.
Chính quyền hiện tại của Tổng thống Biden cho biết họ muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn còn được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Tuy nhiên, nhiều vòng đàm phán đã không tạo ra bước đột phá.
Bình luận
Sơn
Thằng này khét tiếng là hiếu chiến, hổ báo, láo xược như Mỹ.
Thích Trả lời