Bê bối sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp trong trường đại học

GD&TĐ - Một vụ bê bối đã xuất hiện sau khi một luận văn tốt nghiệp được thông qua mặc dù nó được viết bởi chatbot do AI cung cấp có tên ChatGPT.

(Ảnh: Getty Images / NurPhoto)
(Ảnh: Getty Images / NurPhoto)

Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) đã kêu gọi hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT sau khi một sinh viên trình bày thành công luận văn tốt nghiệp do chương trình này viết.

ChatGPT là một bot do AI (trí tuệ nhân tạo) cung cấp. Nó đã thu hút được sự chú ý ngày càng rộng rãi nhờ khả năng tạo văn bản của mình.

Vụ bê bối trên nổ ra sau khi một sinh viên của RGGU lên Twitter chia sẻ kinh nghiệm sử dụng ChatGPT để viết luận văn tốt nghiệp về quản lý. Trong một chủ đề dài, sinh viên này giải thích cách anh ấy vượt qua các giới hạn về độ dài văn bản, đồng thời chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cách sử dụng ChatGPT để có được một văn bản mạch lạc.

Luận văn đã được trình bày thành công tại RGGU. Sinh viên này thừa nhận anh ta chỉ nhận được điểm đậu tối thiểu và cho rằng nguyên nhân là do các yếu tố khác, cụ thể là cười nhạo những bài thuyết trình của các sinh viên tốt nghiệp khác. Nói chung, sinh viên này mất khoảng 23 giờ để “viết” luận án của mình, so với vài tuần mà các sinh viên khác phải bỏ ra.

Sinh viên trên nhận được sự phản ứng trái chiều từ đám đông trên mạng Twitter. Một số ca ngợi anh ta vì sự khéo léo, trong khi những người khác cáo buộc anh gian lận. Một số người dùng rất tức giận trước thủ đoạn này đến mức họ viết đơn khiếu nại tới RGGU và Bộ Giáo dục Nga, kêu gọi các quan chức điều tra và hủy bỏ hoàn toàn luận văn.

RGGU đã nhanh chóng lên án sinh viên trên, kêu gọi chính quyền hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT đối với các cơ sở giáo dục. Hiện vẫn chưa rõ chính xác RGGU tìm cách đạt được điều đó như thế nào, vì các nhà phát triển của ChatGPT đã hạn chế quyền truy cập vào bot trò chuyện đối với người dùng Nga.

Trong một tuyên bố với truyền thông, RGGU cho rằng nhiều thập kỷ trước, vấn đề chính của các trường đại học là đạo văn và vay mượn một cách gian lận. Vấn đề này đã được giải quyết thành công. Tuy nhiên, giờ đây cộng đồng giáo dục đang phải đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng mạng lưới thần kinh và trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động khoa học và giáo dục. Nga và các chuyên gia nước ngoài đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này và việc tìm ra giải pháp xứng đáng là nhiệm vụ hàng đầu của cộng đồng khoa học.

Trong các bình luận riêng, RGGU cho biết sẽ thực hiện “phân tích” bổ sung về luận văn, cả trong nội bộ và với sự tham gia của cộng đồng khoa học. Đồng thời, phó chủ nhiệm Ủy ban Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) về Khoa học và Giáo dục Đại học, Aleksandr Mazhuga, kêu gọi trường đại học trên không hủy bỏ luận văn vì cho rằng họ đã thông qua bài thuyết trình.

“Ý kiến của tôi là kết quả không thể bị hủy bỏ. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu rất quan trọng đối với cộng đồng giáo dục của chúng ta rằng chúng ta cần xem xét cẩn thận vào quá trình viết luận văn của sinh viên” - ông Mazhuga nói.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.