Thêm hơn 2 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam

GD&TĐ - AstraZeneca chuyển thêm 2.016.460 liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam. Đây là đợt giao vắc xin có số lượng lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều giữa VNVC và AstraZeneca.

Một lô vaccine AstraZeneca được VNVC đưa về Việt Nam. Ảnh: VNVC.
Một lô vaccine AstraZeneca được VNVC đưa về Việt Nam. Ảnh: VNVC.

Sáng 1/9, lô vắc xin mới nhất với 576.300 liều về sân bay Tân Sơn Nhất. Hai lô trước đó về vào ngày 30/8, lần lượt là 92.160 và 1.348.000 liều, đến hôm nay mới công bố. Như vậy, tổng cộng ba đợt nhập khẩu trong 3 ngày qua là hơn 2 triệu liều.

Các lô hàng đang lần lượt làm thủ tục kiểm kê, thông quan trước khi đưa về bảo quản tại kho lạnh của AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC).

Đây là tuần nhận số lượng vắc xin lớn nhất từ trước đến nay trong hợp đồng đặt mua 30 triệu liều với AstraZeneca.

Như vậy, sau 15 đợt bàn giao, VNVC đã tiếp nhận hơn 10,1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca, tương đương khoảng 34% tổng lượng vắc xin trong hợp đồng. 

Liên tục trong 8 tuần qua (từ ngày 9/7 đến ngày 26/08/2021) mỗi tuần VNVC đều đặn đưa một lô vắc xin Covid-19 về Việt Nam.

VNVC cho biết sẽ sớm chuyển giao phi lợi nhuận số vắc xin này cho Bộ Y tế để kịp thời đưa về các địa phương tiêm phòng cho người dân.

Qua nhiều nguồn khác nhau, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 29 triệu liều vắc xin Covid-19 từ các nguồn khác nhau, gồm: Hơn 19 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hơn 5 triệu liều vắc xin Moderna, khoảng 3 triệu liều vắc xin Pfizer, 2,5 triệu liều vắc xin Sinopharm và 12.000 liều vắc xin Sputnik V. Bộ Y tế đã phân bổ hầu hết số vắc xin đã tiếp nhận về các địa phương, đơn vị.

Tất cả loại vắc xin trên đã được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, bắt đầu từ tháng 3. 

Tính đến sáng 1/9, Bộ Y tế cập nhật tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 có tổng số liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm là 19.966.724 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ