4 lộ trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 của TP Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Thông tin được Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải đưa ra tại cuộc họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch chiều ngày 31/8.

Phó Ban chỉ đạo TP Phạm Đức Hải thông tin một số vấn đề với báo chí về công tác phòng chống dịch trong 24 giờ qua. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.
Phó Ban chỉ đạo TP Phạm Đức Hải thông tin một số vấn đề với báo chí về công tác phòng chống dịch trong 24 giờ qua. Ảnh: TTBC TP Hồ Chí Minh.

Theo Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cho biết, ngày 28/8, nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố (thống kê tới ngày 30/6/2021 có 7.208.800 người).

Đối tượng tiêm chủng cho toàn người dân thành phố trong độ tuổi quy định, trong đó ưu tiên gồm: Người cao tuổi; Người có bệnh lý nền, thai phụ từ 13 tuần tuổi trở lên và bà mẹ đang cho con bú; Lực lượng tuyến đầu chống dịch (những người chưa tiêm); Lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, công nhân trong và ngoài các khu công nghiệp, người lao động thuộc nhóm cung cấp dịch vụ và hàng hóa thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông…).

Theo đó, dựa trên yêu cầu bao phủ vắc xin cho người dân và quy định của Bộ Y tế về việc tiêm 2 liều vắc xin phòng Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh xây dựng 4 lộ trình tiêm vắc xin, cụ thể:

Giai đoạn 1: từ ngày 29/8 đến ngày 15/9, tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1. Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc xin với khoảng 2.089.000 người (733.000 người tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer, 485.000 người tiêm vắc xin Moderna, 31.000 người tiêm vắc xin Pfizer, 840.000 người tiêm vắc xin Vero Cell). Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 2.769.000 liều.

Giai đoạn 2: từ ngày 16/9 đến ngày 30/9, bao phủ mũi 1 cho 10% còn lại của người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 720.000 người). Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vắc xin, khoảng 656.900 người (500.000 người tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer, 18.200 người tiêm vắc xin Moderna, 700 người tiêm vắc xin Pfizer, 138.000 người tiêm bằng vắc xin Vero Cell). Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 1.376.900 liều.

Giai đoạn 3: từ ngày 1/10 đến ngày 15/10, tiêm nhắc mũi 2 cho 2.600.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer.  

Giai đoạn 4: từ ngày 16/10 đến ngày 31/12, tiêm nhắc mũi 2 cho 1.400.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo loại vắc xin phù hợp (trong giai đoạn từ ngày 29/8 đến ngày 30/9).

Như vậy, tổng cộng số lượng vắc xin cần sử dụng từ ngày 29/8 đến ngày 31/12 là khoảng 8.145 900 liều (trong đó, sử dụng cho mũi 1 là khoảng 1.400.000 liều, sử dụng cho mũi 2 là khoảng 6,745.900 liều). 

Triển khai kế hoạch này, Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải lưu ý, nguyên tắc phân bổ vắc xin là của Bộ Y tế, TP Hồ Chí Minh luôn san sẻ với các tỉnh, thành phố về vắc xin theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời tích cực trao đổi, đàm phán, mua vắc xin cho người dân thành phố.

Bên cạnh đó, mũi 1 tiêm vắc xin gì thì mũi 2 sẽ tiêm vắc xin tương thích. Chúng ta không thể sống mãi trong tình trạng giãn cách theo Chỉ thị 16; nhưng cũng không thể bỏ giãn cách nếu chưa đủ điều kiện. Và một trong những điều kiện quan trọng chính là vắc xin.

“Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Vắc xin sớm nhất là vắc xin tốt nhất” - Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...