Xem “sát thủ” MiG-31 Nga săn tìm “kẻ thù” ở tầng bình lưu

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố cảnh quay tiêm kích MiG-31 thực hành chiến đấu ở tầng bình lưu trong cuộc tập trận của Lực lượng hàng không hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương tại khu vực Viễn đông Kamchatka.

MiG-31 tập trận ở tầng bình lưu
MiG-31 tập trận ở tầng bình lưu

Đoạn video cho thấy các chiến đấu cơ MiG-31 từ sân bay lao vút lên độ cao khoảng 20.000 km – nơi họ thực hành đánh chặn kẻ thù xâm nhập trước khi hạ cánh trở lại.

Để làm phức tạp cuộc tập trận, các phi công được giao nhiệm vụ tìm kiếm “kẻ thù” trong điều kiện không cần sự trợ giúp của hệ thống phòng không trên mặt đất.

Mặc dù được đưa vào biên chế gần 40 năm trước, nhưng tiêm kích MiG-31 vẫn là một trong những dòng máy bay quân sự nhanh nhất thế giới. Chiến cơ đầu tiên loại này được Phòng thiết kế Mikoyan thiết kế từ những năm 70 để truy đuổi các máy bay do thám tốc độ cao của Mỹ như Lockheed SR-71 Blackbird. Nó có khả năng tăng tốc độ chóng mặt lên tới 2.500km/h (Mach 2,35). Tiêm kích này được xếp vào loại máy bay đánh chặn siêu thanh thế hệ thứ 4 trong mọi thời tiết và NATO gọi là “Foxhound” (chó săn chồn).

MiG-31 liên tục xuất hiện trên báo chí trong những tuần gần đây trong bối cảnh NATO tăng cường hoạt động trinh sát và huấn luyện gần biên giới Nga.

Nga dự kiến tiếp tục vận hành MiG-31 ít nhất đến năm 2030. Hiện Nga có khoảng 250 chiếc MiG-31 các loại trong kho, trong đó có 10 chiếc được sửa đổi để mang tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.