Số ca mắc nCov toàn cầu tiến sát 42 triệu, nhiều nơi ở Tây Ban Nha mất kiểm soát

GD&TĐ - Theo thống kê của trang Worldometer, thế giới ngày qua (22/10) ghi nhận tới 474.025 ca mắc Covid-19 mới, đưa tổng số ca mắc toàn cầu lên 41.963.480 ca. Số ca tử vong là 1.142.098 ca, gồm 6.401 ca mới.

Bác sĩ xung quanh một bệnh nhân Covid-19 ở Tây Ban Nha
Bác sĩ xung quanh một bệnh nhân Covid-19 ở Tây Ban Nha

Một số bang của Mỹ, trong đó có nhiều bang ở Midwest báo cáo mức tăng cao kỷ lục về số ca mắc Covid-19 vào hôm qua. Điều này cho thấy dịch bệnh đang tăng tốc khi thời tiết lạnh hơn xuất hiện ở nhiều phần của đất nước. 28 bang báo cáo số ca mắc cao kỷ lục chỉ riêng trong tháng 10. Hôm 21/10, số ca tử vong liên quan tới nCov khắp cả nước đạt mức cao nhất trong 2 tháng. Kể từ khi bệnh dịch xuất hiện tại Mỹ, nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 222.000 người – nhiều nhất thế giới.

Pháp đã phải mở rộng lệnh giới nghiêm tới khoảng 2/3 dân số vào hôm qua. “Khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang ở Pháp và châu Âu, tình hình rất nghiêm trọng” - Thủ tướng Castex cho biết. Ngay sau khi các biện pháp hạn chế dịch mới được tuyên bố, nhà chức trách báo cáo số ca mắc mới cao kỷ lục là 44.622 ca mới, đưa tổng số ca mắc lên 999.043 ca.

Trong khi đó Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu vượt qua số ca mắc 1 triệu ca. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết đại dịch hiện “ra ngoài tầm kiểm soát” ở nhiều khu vực. Nhà chức trách địa phương đã thảo luận về một lệnh giới nghiêm nhưng vẫn chưa ra được quyết định.

Sau khi châu Âu dường như đạt được một biện pháp kiểm soát được dịch sau lệnh phong tỏa nghiêm ngặt hồi tháng 3 và 4, một đợt bùng phát dịch mới trong những tuần gần đây đã khiến lục địa quay trở lại thành điểm nóng của dịch.

Mặc dù số ca nhập viện và tử vong đến nay vẫn chưa khiến hệ thống y tế châu Âu quá tải như trong đợt dịch đầu tiên, nhà chức trách tại nhiều nước lo ngại tình hình mau chóng đạt tới mức khó kiểm soát.

Lần đầu tiên Đức báo cáo hơn 10.000 ca mắc trong ngày và đã phải mở rộng cảnh báo đi lại tới Thụy Sĩ, Ireland, Ba Lan, hầu hết Australia và các khu vực Italia, bao gồm Rome. Tuy nhiên, ông Lothar Wieler của Cơ quan về bệnh truyền nhiễm Robert Koch tại Berlin cho biết “Chúng tôi vẫn có cơ hội làm chậm hơn sự lây lan của dịch”.

Hơn 3,5 triệu người trên khắ châu Âu đã mắc Covid-19 và hơn 204.000 người đã chết. Trong khi đó Mỹ có 8,3 ca mắc và Ấn Độ có 7,7 ca mắc nCov.

Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Sophie Wilimes đã phải vào phòng chăm sóc đặc biệt vào hôm qua, một ngày sau khi Bộ trưởng Y tế Đức dương tính với Covid-19.

Đợt trỗi dậy của dịch trong những tuần gần đây tại châu Âu đi ngược với một số quốc gia châu Á, bao gồm từ Trung Quốc tới Hàn Quốc hay New Zealand – nơi các lệnh phong tỏa và truy vết tiếp xúc chặt chẽ đã giúp kiềm chế được dịch.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.