Những hành khách đi lậu máy bay may mắn

GD&TĐ - Năm 1946, Bas Wie đang sống một cuộc đời hết sức khó khăn ở Indonesia. Là một đứa trẻ mồ côi, cậu bé 12 tuổi Bas Wie phải làm việc tại nhà bếp của một sân bay để kiếm sống. 

Những hành khách đi lậu máy bay may mắn

Bas Wie

Một ngày, cậu ngắm nhìn một chiếc máy bay hướng về Australia và quyết định rằng đó chính là nơi mà cậu muốn tới để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Wie vẫn nhớ lòng tốt của những người lính Australia khi họ mời cậu nếm thử mùi vị của bia và chia kẹo cho cậu. Wie hy vọng rằng đất nước này sẽ thể hiện lòng mến khách đối với cậu.

Bas Wie đã tiếp cận chiếc máy bay đi Australia và lẩn vào khoang bánh xe. Cậu đã ở đó trong suốt chuyến bay kéo dài 3 giờ. Tất nhiên, đó không phải là một chuyến đi êm ả: Wie kiệt sức, vai bị rách một mảng sâu, ngoài ra còn phải chịu đựng cái rét cắt da cắt thịt và những luồng gió mạnh từ cánh quạt. Cậu sống sót sau chuyến bay, nhưng đã phải nằm viện nhiều tháng để hồi phục.

Mặc dù thoát chết, nhưng Wie phải đối mặt với một vấn đề khác. Khi đó, Australia đang duy trì chính sách chống di dân châu Á. Nhiều chức sắc muốn trả cậu bé về Indonesia.

May mắn thay, cuối cùng cậu cũng được ở lại Australia để có một cơ hội tốt hơn. Wie được một gia đình địa phương nhận nuôi và trở thành công dân Australia 12 năm sau đó.

Fidel Maruhi

Fidel Maruhi sinh ra ở Tahiti, đảo lớn nhất của Polynésie, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp, nằm ở phía nam Thái Bình Dương. Cuộc sống quá khó khăn đến gần như tuyệt vọng, khiến cậu lúc nào cũng mong ước được đổi đời.

Bước ngoặt xảy ra khi mẹ cậu, không để lại chút tài sản nào cho cậu có thể sống qua ngày. Maruhi quyết định sẽ làm lại cuộc đời ở… Paris, nơi mà cậu nghĩ rằng đó là thành phố đẹp nhất thế giới.

Thêm vào đó, Paris còn là quê hương thần tượng Zinedine Zidance của Maruhi. Ước mong một lần được diện kiến thần tượng càng làm quyết tâm của Maruhi thêm cháy bỏng.

Điều không may là quê hương của Maruhi cách thành phố trong mơ hàng ngàn dặm. Cậu biết rằng chỉ có phương tiện hàng không mới đưa mình đến Paris, mà vé máy bay thì không thể mua được. Maruhi quyết định đi lậu vé bằng cách nép vào khoang bánh xe của máy bay.

Cứ ngỡ rằng vô sự, nhưng Maruhi đã ngất đi chỉ 5 phút sau khi máy bay cất cánh. Cậu không thể thở được trong điều kiện không khí loãng.

Người ta tìm thấy thân thể bất động của Maruhi ở Los Angeles, điểm trung chuyển của chuyến bay. Cơ thể Maruhi phủ đầy dầu mỡ, quần áo bị gió xé nát.

Khi được đưa đến bệnh viện, thân nhiệt của cậu chỉ còn 26 độ C, trong khi ở thân nhiệt ở mức 29,5 độ C đã là nguy kịch. Maruhi được sưởi ấm bằng đèn suốt một đêm mới tỉnh lại, rồi mất thêm một thời gian dài để hồi phục.

Tuy nhiên, không may mắn như Bas Wie, ngay sau khi có thể đi lại được, Maruhi đã bị đưa trả về Tahiti.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trách nhiệm của cha mẹ là truyền đạt cho con khái niệm về sự kiên nhẫn. (Ảnh: ITN).

Vì sao bố mẹ nên dạy con tính kiên nhẫn?

GD&TĐ - Ngay cả việc học về tính kiên nhẫn cũng cần một lượng thời gian đáng kể. Bạn cần chuẩn bị sẵn kiến ​​thức cơ bản trước khi dạy con về tính kiên nhẫn.