Những bậc thầy… vượt ngục

GD&TĐ - Mặc dù nhà tù luôn được thiết kế và duy trì với an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, là nơi giam giữ để tội phạm không thể thoát ra ngoài. Thế nhưng, các tù nhân cũng thường xuyên tìm trăm phương ngàn kế để vượt ngục. Không ít tù nhân vượt ngục nhiều lần, với sự khéo léo và tinh vi đến khó tin.

Những bậc thầy… vượt ngục

Pascal Payet

Pascal Payet là một tù nhân người Pháp, phạm tội giết người. Tù nhân này đã sử dụng một biện pháp vượt ngục “hoành tráng” chẳng khác gì phim Hollywood: Vượt ngục nhờ máy bay trực thăng.

Năm 2001, lần đầu Payet vượt ngục thành công khi sắp xếp để một chiếc trực thăng đỗ ngay trên mái nhà tù Boucher-du-Rhone ở làng Luynes (Pháp) và đưa mình cùng một bạn tù là Frédéric Impocco ra ngoài. Năm 2003, vẫn trong giai đoạn lẩn trốn pháp luật, Payet cướp một chiếc trực thăng khác và bay trở lại nhà tù để cứu 3 người bạn khác là Franck Perletto, Michel Valero, và Éric Alboreo. Cả 4 tội phạm này bị bắt 3 tuần sau đó.

Tháng 1/2005, Payet bị tuyên án 30 năm tù giam và liên tục được chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác. Tháng 12 cùng năm, Payet công bố một bức thư ngỏ trên trang blog của mình, chỉ trích các điều kiện trong nhà tù. Tháng 1/2007, Payet thú nhận là người tổ chức vụ vượt ngục năm 2003 và nhận thêm án 7 năm tù giam, cùng 6 năm tù giam nữa cho vụ vượt ngục năm 2001.

Án chồng án, nhưng ngạc nhiên thay, Payet vẫn tiếp tục thực hiện một cuộc vượt ngục nữa, mặc dù tù nhân này không bao giờ ở lại một nhà tù nào lâu hơn 6 tháng. Ngày 14/7/2007, nhân ngày lễ kỷ niệm phá ngục Bastille, 4 kẻ đeo mặt nạ đã cướp một chiếc trực thăng ở sân bay Cannes Mandelieu. Chiếc trực thăng này được đưa thẳng tới nhà tù Grasse và giải phóng cho Payet. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng, Payet bị bắt ở Tây Ban Nha và hiện nay vẫn đang ngồi đếm lịch trong tù.

Willie Sutton

Willie Sutton, còn được biết đến với biệt danh “nghệ sĩ” và “Slick Willie”, được coi là một trong những tên cướp nhà băng nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. Hắn đã thực hiện nhiều vụ cướp ngân hàng giữa thanh thiên bạch nhật, sử dụng nhiều vỏ bọc khác nhau như cảnh sát, người đưa tin, nhân viên bưu điện, nhân viên bảo trì…

Năm 1931, Sutton bị kết án 30 năm tù giam do tội tấn công và cướp tài sản. Tuy nhiên, không lâu sau khi thụ án, tên cướp này đã vượt ngục bằng cách sử dụng 2 chiếc thang để vượt rào. Đào tẩu thành công, hắn biến mất suốt 2 năm trong sự truy nã gắt gao của cảnh sát, nhưng cuối cùng bị phát giác khi đang thực hiện một vụ cướp ngân hàng.

Bị bắt trở lại, Sutton chịu án 25 - 50 năm tù giam với tội danh cướp ngân hàng và vượt ngục, gộp vào tội danh cũ thành án chung thân. Ít ai ngờ rằng kế hoạch chạy trốn một lần nữa được hắn vạch ra với lối thoát là chui qua một đường hầm. Khúc đầu thì hắn thành công mỹ mãn, thoát ra khỏi bức tường nhà tù kiên cố với lính canh và máy an ninh tối tân. Tuy nhiên, chỉ sau một ngày, khi vẫn còn đang tìm đường chạy trốn khỏi lực lượng truy đuổi, Sutton đã bị tóm cổ, được chuyển tới một nhà tù khác và nhận tiếp án tù chung thân.

Những tưởng cuộc đời tên tội phạm này kết thúc trong song sắt vĩnh viễn, thì vào năm 1947, Sutton lại vượt ngục bằng cách giả trang là người gác tù. Lần này thì hắn thực sự biến mất và và trở thành một trong những kẻ tội phạm bị FBI săn lùng quyết liệt nhất lịch sử.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.