Thế giới thêm 4 di sản thiên nhiên

Thế giới thêm 4 di sản thiên nhiên

(GD&TĐ) - Tổ chức văn hóa và khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc vừa bổ sung 4 kỳ quan thiên nhiên vào danh sách di sản thế giới gồm: Hệ thống hồ Kenya; Quần đảo Ogasawara của Nhật Bản; Bờ biển Ningaloo ở Australia; Khu bảo tồn Wadi Rum của Jordan.

Hệ thống hồ Kenya. Hồ Kenya là nơi có nhiều loài chim cư ngụ nhất thế giới. Ở đây có nhiều loài chim rất đẹp như hồng hạc, bồ nông trắng. Nhiều loài còn mang biểu tượng của châu Phi như tê giác đen, hươu cao cổ, sư tử, báo cũng được tìm thấy ở đây. Tuy nhiên, 13 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ toàn cầu. Ảnh: National Geographic.

Hệ thống hồ Kenya. Hồ Kenya là nơi có nhiều loài chim cư ngụ nhất thế giới. Ở đây có nhiều loài chim rất đẹp như hồng hạc, bồ nông trắng. Nhiều loài còn mang biểu tượng của châu Phi như tê giác đen, hươu cao cổ, sư tử, báo cũng được tìm thấy ở đây. Tuy nhiên, 13 loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ toàn cầu.                          Ảnh: National Geographic.

Khu bảo tồn Wadi Rum của Jordan có nhiều núi đá cao chót vót, vách đá dốc, hẻm núi sâu. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây những bản khắc đá và nhiều di chỉ khác khoảng 12.000 năm tuổi. Ảnh: National Geographic.
Khu bảo tồn Wadi Rum của Jordan có nhiều núi đá cao chót vót, vách đá dốc, hẻm núi sâu. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở đây những bản khắc đá và nhiều di chỉ khác khoảng 12.000 năm tuổi.           Ảnh: National Geographic.
Thế giới thêm 4 di sản thiên nhiên ảnh 3
Bờ biển Ningaloo ở Australia gồm nhiều hang động ngầm và hệ sinh thái độc đáo. Đây cũng là khu vực có nhiều con cá mập và rùa biển sinh sống. Đồng thời, bờ biển này sở hữu những rặng san hô gần bờ đẹp nhất thế giới. Ảnh: UNESCO.
Thế giới thêm 4 di sản thiên nhiên ảnh 4
Quần đảo Ogasawara của Nhật Bản còn được gọi là Bonin. Đây là ngôi nhà của gần 200 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp, nhất là loài dơi. Quần đảo có hơn 400 loài cây bản địa, bao gồm cả loài đặc hữu và loài có mặt ở Đông Nam và Tây Nam Á. Ảnh: UNESCO.

Bảo Minh (theo National Geographic)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ