Thế giới ảo lên ngôi

Thế giới ảo lên ngôi

(GD&TĐ) - Năm 2012 sẽ tiếp tục chứng kiến sự cất cánh ngoạn mục của công nghệ phục vụ tiêu dùng, và các hoạt động trên thế giới ảo sẽ nhộn nhịp hơn thế giới thực. Ai biết cách khai thác, người đó sẽ chiến thắng…

Chiến lược mới của Google và Amazone

Công cụ đọc sách Kindle Fire của Amazon đã làm thay đổi cuộc đua máy tính bảng ngay ở cao trào gay cấn, phần lớn nhờ vào giá bán của nó. Nhiều người chọn mua Kindle Fire cũng vì giá rẻ hơn nhiều so với iPad hay Galaxy, dù nó thiếu một số chức năng. Trong khi đó, Google bị thất bại thảm hại trong cuộc chiến máy tính bảng với Apple, do máy tính bảng của hãng bán với giá quá cao và dùng hệ điều hành Android ít tính năng hơn iOS với iPad. Cách duy nhất để Google trở lại với thị trường máy tính bảng là noi gương Amazon với giá bán thật thấp. Năm 2012, Google có thể làm việc này dễ dàng vì nó đã mua công ty sản xuất máy tính bảng giá rẻ của Motorola. Sau những năm tập trung vào việc vơ vét tiền bạc từ các thành tựu và sáng kiến của chính mình, năm 2011, Amazon bắt đầu khởi động lại cỗ máy đầu tư để cho ra các sáng kiến mới sau khi có nhiều công ty lấn sân quyết liệt vào thị trường sách điện tử của nó. Jeff Bezos, doanh nhân được xem là có tư duy dài hạn nhất trên trái đất đang tìm kiếm các cơ hội lớn cho công ty, từ xây dựng hệ sinh thái phân phối truyền thông báo chí, đến xây dựng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất thế giớ. Tất cả để bù vào doanh thu bán lẻ trên mạng đang giảm. Quá khứ cho thấy, tất cả những gì Bezos đầu tư vào, từ máy tính bảng giá thấp đến các trung tâm dữ liệu cho Amazon Web Services đều đem lại lợi nhuận không nhiều thì ít. Hãy để năm 2012 trả lời cho các sáng kiến đi trước người khác của Jobs. 

Facebook và Twitter  phát triển nhanh 

Hiện Facebook đã có 800 triệu người dùng trên khắp thế giới nên cột mốc 1 tỉ không phải quá xa vời, nhất là khi trang mạng xã hội này đang tìm cách cải tiến giao diện và tiện ích để lôi cuốn thêm người tham gia. Có người nói Facebook đã phát triển đụng trần tại các nước đã phát triển như Mỹ, trong khi nó đang bị đẩy dần ra khỏi hai thị trường lớn Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống cho Facebook “làm mưa làm gió” tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Brazil..., những nơi sức hút của Facebook vẫn còn rất mạnh. Trong khi đó, mạng xã hội mini Twitter có nhiều biến động trong năm, từ cải tổ ban điều hành đến những thay đổi liên quan đến người dùng mạng nhằm thu hút sự tham gia. Không ồn ào, Twitter kiên trì xây dựng một thương hiệu lớn, cả khi đang xảy ra các biến động đe dọa sự sống còn. Năm 2012, Twitter sẽ hoàn thiện các định dạng (format) quảng cáo, sau khi thử nghiệm một loạt định dạng tiềm năng vào năm ngoái. Nhiều nhà theo dõi công nghệ tin rằng Twitter sẽ phát triển mạnh trong năm 2012 và bắt đầu đạt được mức lợi nhuận ấn tượng. Đánh hơi được triển vọng này, nhiều tỉ phú, trong đó có một ông hoàng Ả rập đã đầu tư vào Twitter nhiều triệu USD.

Đua tranh giữa những hãng sản xuất điện thoại thông minh

Apple là công ty có khả năng làm phá sản tất cả những ước tính tiêu cực về nó. Ví dụ như ngay khi iPhone 4S tung ra thị trường lúc “huyền thoại công nghệ” Steve Jobs vừa qua đời, có người vội vã xem đây là “thất bại của công ty và thất bại của người kế nhiệm”. Nhưng thực tế chứng minh ngược lại; iPhone 4S bán rất tốt nhờ cải tiến hay bổ sung một số tiện ích, dịch vụ. “Thắng lợi” này một phần là vì các nhà phân tích đánh giá thấp Apple, một phần vì Apple có hai “cỗ máy hút tiền” khổng lồ iPhone và iPad mà chưa có công ty nào sánh được. Nhưng có vẻ như iPhone và iPad đang thất thế dần, khi người tiêu dùng bắt đầu thích hệ điều hành Android hơn hệ điều hành iOS của Apple. Trong khi iPad vẫn đi đầu trong kỷ nguyên “hậu PC”, sự tăng trưởng của nó đang chậm lại. Năm 2012, Apple cố bù đắp bằng cách đưa vào thị trường một sản phẩm TV mới lai máy tính, khi công ty biết rằng việc quá trông cậy vào iPhone và iPad để tạo doanh thu là sai lầm. Năm 2012, Apple tiếp tục phát triển, nhưng quả táo sẽ bị các công ty khác ăn vào. Nhiều người tiên đoán là hãng sản xuất điện thoại Nokia sẽ rơi vào trường hợp như RIM, tức là sẽ bị Apple đánh gục bằng điện thoại thông minh. Nhưng họ đã lầm, Nokia đa năng và lớn hơn RIM nhiều. Nó còn khác RIM ở chỗ là ban điều hành công ty không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”. Nokia luôn đưa các loại điện thoại mới, hệ điều hành mới, phần mềm mới vào kho sản phẩm của mình và đến người tiêu dùng. Sẽ phải mất ít nhất là vài năm để Nokia và Microsoft trở thành hai “tay chơi” chủ lực trong lĩnh vực điện thoại thông minh, bằng vai bằng lứa với Apple, nhưng Nokia sẽ không bao giờ rơi vào trường hợp thảm hại như RIM. 

Chuyển sang kinh doanh và quảng cáo mạng

Nhiều công ty đang ngồi trên hàng đống tiền mặt mà không biết làm gì với nó, khi việc kinh doanh trong thế giới thực ngày càng thu hẹp do khủng hoảng kinh tế. Họ có thể quay sang thế giới ảo đang mở rộng cửa chào đón. Các xu hướng mới - sự phổ cập điện tử tiêu dùng, phổ cập các công cụ di động và điện toán đám mây - đang vươn đôi cánh và đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thị trường ảo, thế chỗ cho các công ty đơn doanh phần mềm đang xuống sức. Năm 2012 sẽ là năm “trọng điểm” của các công ty tiên phong như Workday, Yammer, Box.net.

Công ty sản xuất videogame Rovio sẽ là Disney kế tiếp? Một số người nghĩ như thế và đây cũng là mong muốn của công ty. Roxio không đạt doanh thu nhiều từ các game (Disney kinh doanh phim ảnh, Rovio kinh doanh game) mà là qua các nhượng quyền khai thác những gì có trong các game phổ thông của nó (như nhân vật hay tình tiết). Roxio có chiến lược bán lẻ đầy tham vọng, với các cửa hàng Angry Birds kinh doanh rất thành công. Sau khi thử nghiệm với thị trường châu Âu và Trung Quốc, Roxio sẽ xâm nhập thị trường Mỹ vào năm 2012.

 Quảng cáo trên các công cụ di động “bỏ túi” vẫn còn nhỏ so với quảng cáo trên internet, nhưng tình hình sẽ khác trong tương lai gần khi điện thoại thông minh (smartphone) trở thành phổ biến với số lượng bán vượt qua PC và sẽ sớm đạt qui mô chưa từng thấy trong lịch sử máy tính. Chính vì vậy mà năm 2012 sẽ có nhiều công ty quảng cáo trên các công cụ di động xuất hiện. Ví dụ 2 công ty InMobi và Millenial Media. Điện thoại thông minh chưa phủ trùm thế giới, nhưng đã đủ lớn để một số công ty thấy doanh thu của họ ngày càng phát triển.

Trung Quốc, khách hàng và đối thủ tiềm năng

Nếu trước đây, khi đề cập đến thương mại điện tử, người ta thường nhắc đến Mỹ, thì nay Mỹ vẫn còn đứng đầu với hơn 170 triệu người tham gia tìm hàng hoá trên mạng internet. Nhưng TQ đang tiến rất nhanh phía sau với 145 triệu người thường xuyên mua sắm trên mạng; và sớm muộn gì TQ cũng sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường điện tử có giá nhất thế giới. Dự báo là thực tế này sẽ đến trong vòng 4 năm nữa. Đến năm 2015, mỗi người TQ mua sắm trực tuyến sẽ chi ra 1.000 USD cho sở thích này, tức bằng với Mỹ. Ước tính mua sắm trực tuyến sẽ tăng từ 3,3% tổng doanh số bán lẻ của TQ hiện nay đến 7,4% vào năm 2015, một bước nhảy ngoạn mục mà nước Mỹ phải mất cả thập niên mới đạt được. Một phần tư người mua sắm tại TQ tìm kiếm hàng hoá trên mạng vì họ không thể mua được tại các cửa hàng thật. Taobao, một cửa hàng online khổng lồ của TQ là chi nhánh của công ty Alibaba. Nó chiếm đến 50% hoạt động giao hàng đến tận nhà tại TQ, chi phí giao hàng cũng thấp hơn so với Mỹ. 

Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, TQ cũng có bước phát triển ngoạn mục nhờ thị hiếu của người tiêu dùng. Đến tháng 11, TQ đã vượt Mỹ để trở thành thị trường điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới về số máy tiêu thụ, dù Mỹ vẫn còn dẫn đầu về doanh thu bán hàng. Neil Mawston, giám đốc điều hành Strategy Analytics nói: “TQ hiện đã ở tiền phương của cuộc bùng nổ điện thoại di động trên thế giới, với smartphone giữ vai trò chủ đạo. Sẽ không có nhà chế tạo phần cứng, phần mềm và các phụ tùng nào của smartphone có thể bỏ qua sức hấp dẫn của thị trường TQ”. Hiện thương hiệu Nokia của Phần Lan vẫn dẫn đầu thị trường smartphone TQ, với 28% thị phần trong khi HTC của Đài Loan dẫn đầu thị trường smartphone Mỹ với 24% thị phần (Apple chiếm 20,6% thị phần). Nokia đã đưa 6,8 triệu smartphone đến TQ trong quí 3. Samsung đóng góp 4,2 triệu chiếc, chiếm 17,6% thị phần. 

HỒNG HẢI (Theo The Economist và Business Week)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.