Thấy và mong

GD&TĐ - Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên hỗ trợ người dân chống chọi với giá xăng dầu.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

1. Chiều 13/6, xăng lại lên giá sau 6 lần tăng liên tiếp kể từ 21/4. Cụ thể, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 bán lẻ trong nước là 31.110 đồng/lít; RON 95-III lên mức 32.370 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu (dầu hỏa, dầu diesel) tăng khá mạnh, trên 2.000 đồng/lít. Dầu hỏa đắt thêm 2.490 đồng, lên mức 27.830 đồng/lít. Dầu diesel cũng tăng 2.630 đồng, lên 29.020 đồng/lít. Riêng dầu mazut giảm 550 đồng/lít, còn 20.350 đồng.

Người dân thấy gì? Tất nhiên là thấy giá tăng và cao ở mức kỉ lục. Đi kèm với việc xăng dầu tăng giá, họ cũng lường trước việc giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh, vận tải... cũng sẽ nhích lên.

Trong lúc đang tìm hiểu lý do của đợt tăng giá ở mức chưa từng thấy này, người dân lại được nghe chuyện xăng ở Malaysia chỉ có giá quy đổi tương đương khoảng 13 nghìn đồng/lít.

Họ đặt ngay câu hỏi: Tại sao không nhập xăng từ Malaysia cho rẻ? Cơ quan chức năng đưa ra rất nhiều lí giải cho sự chênh lệch này rồi viện dẫn lời của ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia rằng, mức tiền ấy là bán tại thị trường nội địa của họ, có trợ giá và không phải mức đề xuất bán cho Việt Nam.

Tất nhiên để hiểu tường tận lý do có sự khác xa về giá ấy, đòi hỏi phải có thời gian, kiến thức… và cách nhìn nhận, trong khi đa phần người dân đắm chìm trong chuyện cơm áo, gạo tiền hằng ngày.

Bởi vậy, chưa chắc họ đã hài lòng với cách lí giải của cơ quan chức năng. Cái đơn giản họ thấy là giá xăng của ta cao hơn rất nhiều so với ít nhất là một quốc gia khác trong khu vực.

2. Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên hỗ trợ người dân chống chọi với giá xăng dầu.

Theo đó, các cấp có thẩm quyền cần thận trọng với rủi ro lạm phát khi giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu tiếp tục tăng lên. Những yếu tố này có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước đang diễn ra.

Tại diễn đàn Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, đại biểu cũng đặt vấn đề giảm thêm các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT... khi giá xăng dầu liên tiếp lập kỷ lục.

Một diễn biến khác, trong bối cảnh giá xăng dầu trong và ngoài nước liên tục tăng cao, Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp các cơ quan nghiên cứu phương án tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ này dự kiến đề xuất, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu. Đây được coi là một trong các phương án góp phần kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

Cắt giảm thuế nhằm giảm giá nhiên liệu, có biện pháp hỗ trợ để người dân vượt qua giai đoạn khó khăn… đấy chính là mong muốn của đông đảo người dân trong thời điểm hiện nay.

“Thấy” chưa phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng, song “mong” là hệ quả trực tiếp từ những tác động của “thấy”. Và hơn bao giờ hết, đáp ứng được mong mỏi của người dân mới là đích đến của công tác quản lý, điều hành.

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.