Thầy giáo “xì tin”, đa tài khiến teen “phát cuồng” ở Sóc Trăng

Thầy giáo xì tin sở hữu 1 lượng đông đảo “fan hâm mộ” là những độc giả của báo Mực Tím, đồng thời trong đó có cả những học sinh tại chính ngôi trường mà anh giảng dạy.

Thầy giáo “xì tin”, đa tài khiến teen “phát cuồng” ở Sóc Trăng
Thầy giáo trẻ Phạm Minh Tuệ.
Thầy giáo trẻ Phạm Minh Tuệ.

Phạm Minh Tuệ (1990) hiện đang là 1 trong những thầy giáo được yêu quý, có nhiều “fan hâm mộ” nhất tại trường THPT Lê Văn Tám (Sóc Trăng). 

Với sự "xì tin" cả thể xác và tâm hồn, luôn gần gủi nắm bắt tâm lý teen nên cũng có nhiều học sinh đến tâm sự, chia sẽ câu chuyện khó nói với anh. Ở trường Minh Tuệ cũng nằm trong Ban Tư vấn Học đường. 
Là 1 thầy giáo trẻ nhưng Minh Tuệ đã sở hữu những thành tích “khủng” như: 3 năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 3 năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh giai đoạn 2013-2016, sở hữu bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và nhiều giấy khen khác của Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng, của Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn trường,... Anh cũng từng hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng" đạt giải Nhì. Có thể nhận định Minh Tuệ là 1 người thầy tâm huyết với nghề.
Thầy giáo trẻ Minh Tuệ sở hữu khá nhiều thành tích “khủng”.
Thầy giáo trẻ Minh Tuệ sở hữu khá nhiều thành tích “khủng”.

Minh Tuệ chia sẻ rằng anh đã trải qua 1 quá khứ đầy khó khăn. Quê gốc anh ở Sài Gòn, nhưng cha mẹ anh đã khăn gói vào tỉnh Sóc Trăng để lập nghiệp.

Trước đây cha anh là thầy giáo, giảng dạy tại 1 trường tiểu học nhỏ, nhưng giờ ông đã nghỉ hưu. Sau này anh đã quyết định chọn nghề giáo để nối nghiệp cha, đồng thời lại phù hợp về mặt kinh tế vì học Sư phạm không phải đóng tiền học phí. 

 Hồi anh còn là sinh viên, cha anh và anh trai anh đi học đi làm xa, chỉ có mẹ anh ở nhà 1 mình, lúc đó mẹ anh ngoài 60 tuổi nhưng vẫn cố đi cấy lúa thuê để gửi tiền cho anh ăn học.
Mỗi lần được nghỉ học về nhà, nhìn mẹ anh lại không cầm được nước mắt. Cha anh giờ đã lớn tuổi, lại bị bệnh mãn tính nên tuần nào anh cũng chở cha đi viện khám. Có hôm không kịp công việc, anh còn mang cả xấp bài vào viện để tranh thủ chấm trong lúc đợi đến lượt cha vào khám.
 Đến bây giờ, cuộc sống của anh tuy chưa khá giả, nhưng anh vẫn đang cố gắng từng ngày để lo cho cuộc sống gia đình. 6 năm qua anh phải đi dạy tại ngôi trường cách nhà 12km và phải "cuốc bộ" hơn 1km đường đất từ nhà đến chỗ gửi xe.
Hôm nào trời mưa là đường lầy lội, trơn trợt rất khó đi, có khi đến trường quần áo dính đầy sình bùn. Và mỗi ngày anh phải thức dậy lúc 4h30 để chuẩn bị cho một cuộc hành trình đến trường - đi tìm tri thức mới cho học trò. 
Ngoài công việc dạy học, lúc có thời gian rảnh, thầy giáo đa tài còn làm khá nhiều công việc như CTV viết báo cho Mực Tím, kiêm luôn việc phát hành báo ở trường học.
Ngoài ra anh còn chụp hình, làm poster lịch Tết và cả bán hàng online nữa. Ở trường anh được giao cho chụp hình, đăng tin hoạt động của trường lên website và làm Chủ nhiệm luôn CLB Phát học học đường và Phát thanh măng non (trường anh cấp 2-3). Thầy cô giáo và học trò dành lời khen thầy giáo "đa dzi năng" cho Minh Tuệ.
Tâm lý và gần gũi với học trò nên thầy giáo Minh Tuệ được khá nhiều bạn trẻ yêu quý.
Tâm lý và gần gũi với học trò nên thầy giáo Minh Tuệ được khá nhiều bạn trẻ yêu quý.

Tổng biên tập báo Mực Tím từng mời Minh Tuệ làm phóng viên với mức lương cao hơn lương giáo viên rất nhiều nhưng anh từ chối với 2 lý do: Anh phải ở gần cha mẹ để chăm sóc và anh không muốn bỏ nghề giáo. Anh yêu mến học trò và muốn nối nghiệp cha. 

Kể về kỉ niệm với công việc viết báo, anh vui vẻ nói: “Chỉ sau một bài báo thì có rất nhiều bạn trẻ nhắn tin, gửi lời kết bạn cho mình, mình không kết bạn thì trách hờn. Có rất nhiều đọc giả Mực Tím thần tượng mình với bút danh Minh Tuệ, có em còn gọi điện đến tòa soạn hỏi lai lịch của mình nhưng tòa soạn không nói. Mãi thời gian sau có một đọc giả tìm được nick facebook mình và rất vui mừng khi nói chuyện với mình”.
 Chia sẻ về dự định tương lai, Minh Tuệ nói: “Trước hết là vẫn cố gắng giảng dạy thật tốt, chăm lo cho cha mẹ. Vì thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn trước kia của bản thân nên mình tiếp tục vận động, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trao học bổng cho học sinh nghèo”.
Theo Thế giới trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Sa cùng học trò trong giờ học. Ảnh: Phạm Tâm

'Phép màu' cho học sinh khuyết tật

GD&TĐ - Mỗi ngày đến lớp, các giáo viên tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An lại miệt mài, thầm lặng tạo nên những “phép màu”.