Thầy giáo mầm non trên... cổng trời

GD&TĐ - Trường Mầm non Lao Chải (Mù Cang Chải) có 3 thầy giáo trên tổng số 17 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Có lẽ đây là những người thầy hiếm hoi làm nghề chăm sóc trẻ.

Thua các đồng nghiệp nữ trong dạy múa, hát nhưng thầy có thể dạy các em nhiều trò chơi …
Thua các đồng nghiệp nữ trong dạy múa, hát nhưng thầy có thể dạy các em nhiều trò chơi …

Đỉnh núi Hù Trù Lìn (thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải) được coi là cổng trời bởi đây là một trong những điểm cao nhất của tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, nơi đây có những thầy giáo mầm non đang trực tiếp đứng lớp. Giáo viên mầm non là công việc khá đặc thù và dường như chỉ dành cho nữ giới. Bởi, đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, chu đáo, gần gũi trong chăm sóc trẻ. Thế nhưng, ít ai biết rằng vẫn có những người thầy đã chọn và gắn bó với nghề “cô nuôi” rất nhiều năm nay.

 
Kiên trì dạy các em từng con chữ
 Kiên trì dạy các em từng con chữ

Sinh năm 1985, chàng trai người Mông Cứ A Giàng đã chọn cho mình một ngành học đặc biệt sau khi tốt nghiệp THPT. Ba năm xuống xuôi theo học ngành Mầm non Trường CĐSP Hải Dương (chi nhánh Hà Nội), Cứ A Giàng quyết định quay về nhà làm việc tại chính nơi anh sinh ra.

Về làm việc tại Trường Mầm non Lao Chải, Cứ A Giàng được phân công lên điểm trường lẻ để xây dựng lớp mầm non cho các em thiếu nhi dân tộc Mông. Với lợi thế là người bản địa, A Giàng dạy tiếng dân tộc trước rồi phiên âm và dạy các em tiếng Kinh sau.

Dạy các em cách rửa mặt, đánh răng
 Dạy các em cách rửa mặt, đánh răng

Những ngày đầu vắng học sinh vì điều kiện trường lớp không có, khí hậu khắc nghiệt. Mỗi khi trời mưa, rét là các em đều nghỉ học. Cho đến nay, sĩ số của lớp mầm non đã lên 29 em, đều trong độ tuổi đến lớp.

Ngoài dạy học, thầy giáo Cứ A Giàng vẫn làm những công việc của một giáo viên mầm non bình thường như hướng dẫn các em ăn đúng cách, không bốc thức ăn bằng tay như thói quen thường thấy.

Các em luôn nền nếp nghe lời thầy
 Các em luôn nền nếp nghe lời thầy

“Là đàn ông, mình có thể thua kém đồng nghiệp nữ về việc chăm sóc, dạy các em múa hát... nhưng bù lại mình có sức khỏe, biết dựng nhà, sửa chữa bàn ghế cho các em nên mình rất vui khi gắn bó với công việc này”, thầy giáo Cứ A Giàng chia sẻ.

Cô giáo Thanh Thuý - đồng nghiệp của thầy Cứ A Giàng cho biết thêm, các điểm trường trên đỉnh núi thường rất khó đi vào, chính vì vậy các thầy giáo bản địa có lợi thế hơn rất nhiều. “Mặc dù khả năng chăm sóc trẻ không bằng cô giáo nhưng các thầy giáo mầm non ở đây có những lợi thế nhất định hơn hẳn chúng tôi”, cô Thanh Thuý chia sẻ.

 
Chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em
 Chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.