Thấy gì sau kết quả đánh giá GD toàn cầu PISA 2018?

HS Tây Ban Nha.
HS Tây Ban Nha.

Theo PISA 2018 Insights và bản báo cáo giải thích, mục tiêu của PISA là giúp các trường học, các nhà hoạch định chính sách thay đổi từ việc xem xét trong hệ thống GD sang việc xem xét GV bên cạnh, trường học bên cạnh và quốc gia láng giềng.

PISA cung cấp những thông tin để những nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định với đầy đủ thông tin. Khối OECD tạo ra PISA đã cố gắng khiến cho nó khác biệt so với những đánh giá truyền thống khác.

“Trong một thế giới mà cá nhân sẽ nhận được phần thưởng không chỉ vì những gì họ biết mà là những gì họ làm được với kiến thức họ có, PISA đã vượt qua ngoài việc đánh giá xem HS có thể tái tạo lại những gì đã học ở trường hay không.

Để làm tốt trong bài kiểm tra của PISA, HS phải có khả năng ngoại suy từ những gì họ biết, suy nghĩ vượt qua ranh giới các môn học, áp dụng kiến thức một cách sáng tạo vào các tình huống mới lạ và thể hiện chiến lược học tập hiệu quả” – báo cáo trên cho biết.

Nhìn chung, một số nước đã cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng kể từ lần đánh giá của PISA năm 2015, tuy nhiên, ở một số nước, dù đầu tư nhiều cho hệ thống GD nhưng điểm số không tăng đáng kể trong nhiều năm.

Hãng tin Economist nói: “Dù chi tiêu trên HS của các nước OECD đã tăng 15% nhưng điểm trung bình ở môn đọc, làm toán và khoa học vẫn không thay đổi so với khi PISA thực hiện lần đầu”.

Đặc biệt, về môn đọc, hứng thú đọc sách của HS đã giảm và các kỹ năng đọc không được cải thiện qua thời gian mặc dù có một số ít quốc gia cải thiện được vấn đề này, ví dụ như Scotland.

Dưới đây là một số đánh giá có được sau khi kết quả kỳ thi PISA được công bố.

Giảm khả năng đọc

Các kỹ năng đọc đã không được cải thiện đáng kể trong vài năm qua, thậm chí tại các nước có thu nhập trung bình và cao.

Theo báo cáo, hơn 10 triệu HS tham dự PISA 2018 không thể hoàn thành bài đọc hiểu thậm chí cơ bản nhất và đây là những HS 15 tuổi sống tại 79 nước có thu nhập cao và trung bình tham gia làm bài thi của PISA.

Tuy nhiên, khi đo về khả năng đọc viết, bài thi đã vượt qua khả năng đọc hiểu. PISA 2018 xác định việc biết đọc là “có thể hiểu, sử dụng, đánh giá, phản ánh và thâm nhập vào băn bản để đạt được mục tiêu, để phát triển kiến thức, khả năng và tham gia vào xã hội”.

Đánh giá thấy rằng tỷ lệ HS 15 tuổi đạt được điểm cao nhất (mức 5 hay 6 trong bài thi đọc của PISA) chỉ tăng nhẹ so với lần đánh giá năm 2009 (từ 7 lên 9%). Thậm chí nước đạt điểm cao như Singapore, tỷ lệ HS 15 tuổi đạt mức cao nhất cũng chỉ là 1/4.

Điểm số HS các nước tham dự kỳ thi của PISA 2018 theo 3 môn đọc (xanh), toán (vàng) và khoa học (hồng).
Điểm số HS các nước tham dự kỳ thi của PISA 2018 theo 3 môn đọc (xanh), toán (vàng) và khoa học (hồng). 

Giảm hứng thú đọc

Khả năng đọc không được nâng cao có thể do sự phát triển của công nghệ, đánh giá của PISA cũng thấy rằng thói quen đọc đã thay đổi trong thế hệ vốn tập trung vào kỹ thuật số này.

Kết quả PISA cho thấy “HS dường như ít đọc để giải trí hơn và ít đọc sách viễn tưởng, tạp chí hay báo vì thích hơn. Thay vào đó, họ đọc để đáp ứng nhu cầu thực tế nhiều hơn. Họ đọc nhiều hơn ở các dạng trực tuyến như chat, tin tức online, các trang web chứa thông tin thực tế”.

Trên thực tế, khảo sát thấy rằng số HS coi việc đọc là “phí thời gian” đã tăng lên và ít HS lấy việc đọc là mục đích giải trí.

Do vậy, các trường học phải làm nhiều hơn nữa để HS đọc thành thạo hơn và nuôi dưỡng hứng thú đọc.

Trong kỷ nguyên nhiều tin giả và thông tin chủ yếu được tiếp cận qua Internet, HS phải có kiến thức kỹ thuật số khi đọc trực tuyến.

Theo báo cáo, “mọi HS cần đọc các văn bản phức tạp, phân biệt được nguồn tin nào đáng tin cậy và không đáng tin cậy, giữa thực tế và giả tưởng, đồng thời đặt câu hỏi hoặc tìm cách cải thiện kiến thức, thực tiễn của thời đại chúng ta”.

Theo Study International

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.