Công bố kết quả đánh giá HS quốc tế PISA 2018

HS Trung Quốc xếp hạng cao trong cuộc thi PISA 2018.
HS Trung Quốc xếp hạng cao trong cuộc thi PISA 2018.

Cuộc khảo sát trên cho thấy HS 15 tuổi từ Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh phía đông Giang Tô và Chiết Giang đứng ở vị trí cao nhất về cả 3 môn, đạt mức cao nhất là mức 4.

HS từ Mỹ xếp thứ 3 về môn đọc và khoa học, xếp thứ 2 môn toán. Trong khi đó HS Anh xếp hạng 3 ở cả 3 môn.

Kết quả trên có được từ Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) 2018 – một thước đo toàn cầu đối với hệ thống GD thế giới được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm một lần.

Singapore đứng đầu vị trí trong cuộc khảo sát năm 2015 và đứng thứ 2 trong đánh giá mới nhất này. Mặc dù sự khác biệt trong điểm số của nước này so với 4 khu vực của Trung Quốc không được xem là “khác biệt đáng kể về mặt thống kê”.

Hiệu quả ấn tượng

Thành công của Trung Quốc trong cuộc khảo sát có thể bị đặt câu hỏi do thực tế chỉ có 4 khu vực giàu có nhất nước này được khảo sát, có nghĩa là kết quả này không đại diện chính xác cho hàng chục triệu HS Trung Quốc sống ở những vùng khác của đất nước, đặc biệt là vùng nông thôn.

Năm 2012, kết quả PISA bị chỉ trích vì chỉ bao gồm những HS ở Thượng Hải và coi đây là đại diện cho Trung Quốc đại lục – một quốc gia có hơn 1 tỉ người.

Cuộc khảo sát tiếp theo năm 2015 được mở rộng ra 4 tỉnh và thành phố là Thượng Hải, Bắc Kinh, Giang Tô và Quảng Đông. Trung Quốc vẫn đạt kết quả tốt trong năm đó, nhưng điểm số đã giảm xuống so với lần trước khi chỉ có HS Thượng Hải được khảo sát.

Kết quả thi của Thượng Hải trước đó đã bị chỉ trích vì loại trừ HS nhập cư của thành phố và không đại diện cho tổng số HS của thành phố này – điều mà OECD phủ nhận.

Tổng thư ký Angel Gurria của OECD nói trong báo cáo mới nhất rằng kết quả của HS tại 4 khu vực của Trung Quốc rất ấn tượng khi mức thu nhập của họ thấp hơn mức trung bình của OECD.

“4 tỉnh/thành phố ở miền đông Trung Quốc không đại diện cho cả Trung Quốc nhưng quy mô của mỗi nơi có thể so với mỗi nước điển hình thuộc OECD và số dân của 4 nơi này là hơn 180 triệu người” – ông nói – “Chất lượng trường học của họ ngày này sẽ tăng cường nền kinh tế cho họ trong ngày mai”.

Tại các quốc gia thuộc khối OECD, thu nhập bình quân đầu người là 30.500 USD, cao hơn 3 lần mức tương đương cao nhất ở Trung Quốc.

Năm 2018, người dân Thượng Hải có thu nhập khả dụng trung bình lớn nhất cả nước với số tiền 9.100 USD – hãng tin China Daily cho biết hồi tháng 3 khi dẫn nguồn từ Cục thống kê nhà nước.

Đây không phải là một cuộc thi

Số lượng kỷ lục 600.000 HS tại 79 quốc gia và lãnh thổ khác nhau đã ngồi làm bài thi 2 tiếng của PISA vào năm ngoái – OECD cho biết.

Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh rằng mục tiêu của PISA không phải để các quốc gia cạnh tranh với nhau, mà là “cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà GD, nhà hoạch định chính sách đang trăn trở với điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống GD nước mình”.

“Khi xếp hạng các nước, các nền kinh tế và các hệ thống GD trong PISA, điều quan trọng là phải xem bối cảnh kinh tế và xã hội mà GD diễn ra” – báo cáo cho biết.

Cuộc khảo sát cũng cảnh báo một số xu hướng đáng lo ngại mà các 36 quốc gia cốt lõi của OECD đã thể hiện.

Trong thập kỷ qua, những nước này tăng chi tiêu cho GD với tỷ lệ hơn 15%/1 HS tiểu học và trung học – theo cuộc khảo sát của các tác giả. Tuy nhiên, hầu hết các nước này không thấy sự cải thiện về thành tích của HS kể từ khi PISA được tiến hành vào năm 2000.

Điện thoại thông minh và thông tin sai lệch

Các tác giả của bản báo cáo cho rằng tư duy phản biện và việc đọc hiểu đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên điện thoại thông minh, do đó HS cần biết cách khai thác sự thật.

“Trước đây, HS có thể tìm ra câu trả lời rõ ràng và duy nhất cho các câu hỏi của họ trong SGK được chính phủ phê duyệt và các em có thể tin những câu trả lời đó là đúng. Ngày nay, các em sẽ tìm thấy hàng trăm ngàn câu trả lời cho câu hỏi của mình, do đó chính các em phải quyết định câu trả lời nào đúng và câu trả lời nào sai” – báo cáo nói.

“Việc đọc không còn nhắm vào trích dẫn thông tin, mà là xây dựng kiến thức, tư duy phản biện và đưa ra những đánh giá có căn cứ” – theo báo cáo.

Chưa tới 1/10 HS trong cuộc khảo sát tại các nước OECD có thể “phân biệt giữa thực tế và ý kiến, dựa trên các dấu hiệu ngầm liên quan tới nội dung hoặc nguồn thông tin” – báo cáo cho hay.

Chỉ những khu vực mà hơn 1/7 HS thể hiện khả năng phân biệt giữa thực tế và ý kiến là 4 nơi ở Trung Quốc, Canada, Estonia, Phần Lan, Singapore và Mỹ.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.