Nam Phi: Đề xuất cho HS tốt nghiệp khi 15 tuổi

Bộ trưởng GD cơ bản Nam Phi Angie Motshekga
Bộ trưởng GD cơ bản Nam Phi Angie Motshekga

Phản ứng với những chỉ trích cho rằng động thái này có thể khuyến khích nhiều HS bỏ học, Bộ trưởng GD cơ bản Angie Motshekga nói rõ rằng GEC là để chỉ việc hoàn thành một giai đoạn học tập, chứ không phải hoàn thành việc đi học.

“Nhận một chứng nhận không có nghĩa là ra khỏi hệ thống. Nó có nghĩa là kết thúc một giai đoạn” – bà nói.

Hiện tại, các trường trung học Nam Phi đã đưa ra chứng nhận tốt nghiệp vào cuối lớp 12.

Với việc đưa ra GEC, HS có thể có một chứng chỉ thừa nhận những năng lực mà các em đạt được trong 9 năm đi học cũng như tiếp tục theo 3 con đường: tiếp tục học cao lên, học nghề chuyên biệt hay vừa học vừa làm – Tiến sĩ Moses Simelane, giám đốc Chương trình giảng dạy của Bộ cho biết.

“Chúng tôi muốn điều chỉnh mô hình 3 con đường trên bằng cách tăng số lượng các trường tập trung, được lập bản đồ dựa trên khác khu kinh tế và công nghiệp đặc biệt” – ông nói

“Chúng tôi sẽ tăng số trường dạy toán, khoa học, nông nghiệp, kỹ thuật, hàng không, khai thác mỏ, truyền thông, hàng hải, công nghệ cao, thương mại, du lịch/dịch vụ, kỹ năng, nghệ thuật và thể thao xuất sắc” – ông nói thêm.

Động thái trên được đưa ra nhằm giải quyết tỷ lệ bỏ học cao của Nam Phi sau lớp 9, trong đó nhiều em vẫn thất nghiệp trong thời gian dài.

Giáo sư kinh tế Nhlanhla Mbatha của ĐH Nam Phi nói rằng cần thêm có thử nghiệm đối với GEC để “đảm bảo chất lượng và cấu trúc GD theo cách hỗ trợ nghề nghiệp cho thanh niên và nền kinh tế”.

Đánh giá việc HS lớp 9 sẽ được cấp chứng nhận thay vì lớp 12, ông cho rằng việc này cho thấy “chất lượng GD ở các lớp thấp hơn trong hệ thống GD sẽ được cải thiện”.

“Ví dụ, việc đánh giá sẽ buộc các trường và GV phải cung cấp thêm nguồn lực và nỗ lực nhiều ở các lớp thấp hơn nhằm chuẩn bị cho HS tốt hơn trước kỳ thi lấy chứng nhận lớp 9. Hiện tại họ làm việc này để lấy chứng nhận lớp 12”.

Chứng chỉ mới sẽ khuyến khích các trường cao đẳng, dạy nghề trong nước nâng cao chất lượng và quản lý – ông Nhlanhla nói – vì các tổ chức này sẽ có vai trò nổi bật trong hệ thống GD.

Hiện tại chỉ có 4% HS có ý định nộp đơn vào các trường ĐH, CĐ sau lớp 9 – theo khảo sát năm 2015.

“Khi có nhiều sự chú ý hơn của lĩnh vực nhà nước và tư nhân vào các trường này, họ sẽ buộc phải đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm tốt hơn so với hiện tại. Chứng nhận lớp 9 sẽ góp phần cải thiện khả năng đáp ứng của trường ĐH với nhu cầu của thị trường” – ông nói.

Theo Study International

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.