Thay đổi nhận thức về vai trò giáo dục thể chất, thể thao trường học

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trong thông báo kết luận này, Bộ trưởng chính thức phát động toàn ngành việc duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho HSSV, đảm bảo 100% HS tham gia luyện tập thường xuyên, hàng ngày.

Các thầy giáo, cô giáo phải là những tấm gương trong tập luyện thể dục thể thao (TDTT) để HS noi theo. Khuyến khích HS học bơi để phòng, chống đuối nước. Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có chính sách khuyến khích, tạo động lực thiết thực để HS tích cực tham gia học bơi. Bên cạnh đó cũng khuyến khích HS tham gia các môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng rổ… để tăng cường chiều cao, thể lực và rèn luyện tinh thần đồng đội, đoàn kết.

Mỗi nhà trường chủ động lựa chọn ít nhất một môn thể thao thế mạnh, HS yêu thích để phát triển thành phong trào, tổ chức thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường để thu hút nhiều giáo viên và HS tham gia.

Để nâng cao chất lượng GDTC và thể thao trường học, thời gian tới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu toàn ngành tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ như:

Thay đổi nhận thức về mục đích, vai trò và tác dụng của GDTC, thể thao trường học, trước hết là ngay trong ngành Giáo dục, từ đó tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, nhìn nhận GDTC, thể thao trường học đóng vai trò quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi HSSV và các thầy cô giáo. Làm tốt công tác GDTC cho HSSV sẽ tạo được nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững, lâu dài đối với sức khỏe, thể chất, trí tuệ con người.

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn GDTC, hoạt động thể thao trường học theo hướng tăng cường thực hành, bám sát khung chương trình môn học GDTC trong chương trình giáo dục phổ thông mới, nhằm tạo hứng khởi, yêu thích đối với người học; tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn thể thao sở trường, yêu thích... 

Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên TDTT trong cả nước, trong đó tập trung xây dựng Trường ĐHSP TDTT Hà Nội và Trường ĐHSP Thể thao TP Hồ Chí Minh trở thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về GDTC và thể thao trường học của cả nước; tiên phong thực hiện các mô hình GDTC mới và là đầu mối kết nối với các địa phương, cơ sở giáo dục để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thể dục trên toàn quốc.

Nghiên cứu, đề xuất thành lập Viện nghiên về GDTC và thể thao trường học để đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển thể thao trường học; nghiên cứu, đề xuất thành lập trường phổ thông năng khiếu TDTT để ươm tạo những năng khiếu thể thao trong HSSV.

Các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT phải đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, nhấn mạnh đến trang bị kỹ năng, phát triển phẩm chất của người học và người dạy. Mở rộng đào tạo các chuyên ngành về huấn luyện thể thao, xây dựng, tổ chức các phong trào, câu lạc bộ thể thao, quản lý TDTT. SGK, tài liệu hướng dẫn các môn TDTT phải thiết thực, xây dựng chủ yếu theo hướng thực hành, thiết thực.

Từng bước tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và thể thao trường học, trong đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư cho GDTC và thể thao trường học. Trước mắt, vận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất sẵn có để tổ chức hiệu quả môn học GDTC. Chủ động phối hợp với các trung tâm văn hóa thể thao xã/phường, quận/huyện và các câu lạc bộ văn hóa TDTT tại địa phương để đa dạng hóa cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC và thể thao trong nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.