Tháo gỡ khó khăn cho mô hình đào tạo 9+

Tháo gỡ khó khăn cho mô hình đào tạo 9+

Những năm qua, mô hình này mở ra nhiều cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THCS có thể rút ngắn thời gian đào tạo, đồng thời giải quyết bài toán phân luồng. Tuy nhiên mô hình này cũng còn những khó khăn cần tháo gỡ.

Chuyện người trong cuộc

Hai năm trước, Nguyễn Yến Nhi ở Kiến An, Hải Phòng rơi vào trạng thái lo lắng, mất phương hướng khi không đủ điểm để vào học trường THPT. Mọi cánh cửa học tập cho tương lai dường như đều bị đóng lại… Yến Nhi chia sẻ rằng, thi vào cấp 3 em bị thiếu điểm, cảm giác lúc đó rất buồn và hụt hẫng. Nhưng khi được giới thiệu đến học tại đây, em thấy con đường học tập được mở ra rất nhiều. Vừa được học nghề và học văn hóa. Khi ra trường em có thể đi làm ngay, tự tạo việc làm, hoặc có thể tiếp tục học lên trình độ cao đẳng. Với trình độ nghề điện được học, em có thể sửa chữa hoặc kinh doanh đồ điện.

Cùng học lớp điện công nghiệp với Yến Nhi tại trường, Mai Khánh Linh cho biết, buổi sáng các em học nghề đến 11 giờ, sau đó khoảng 12 giờ 45 phút học văn hóa. Quá trình học nghề được đào tạo kiến thức và thực hành nhiều kỹ năng của nghề điện công nghiệp. Từ nhà em đến trường khoảng 4km, học cả ngày cũng khá vất vả, nhưng muốn có được kết quả tốt thì cần phải cố gắng nhiều hơn.

Dù có nhiều thuận lợi đối với người học, nhưng mô hình 9+ đặt ra nhiều thách thức đối với người dạy. Cô Cao Thị Mỹ Hạnh – giáo viên Khoa Điện - Điện tử cho biết, các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn nên phải uốn nắn nhiều. Khả năng tiếp thu so với sinh viên cao đẳng chậm hơn do thiếu nền tảng kiến thức nên đọc sơ đồ bản mạch, khí cụ điện… tương đối khó khăn. Một số kỹ năng phải đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đối với các em thực sự yêu thích nghề, khả năng tiếp thu tốt hơn do có sự tập trung và chịu khó tìm hiểu. Đến thời điểm này, nhìn chung các em đã bắt đầu có được những kỹ năng cơ bản và thực hành đúng với yêu cầu đào tạo.

Về kiến thức văn hóa, cô Đỗ Thị Hồng Minh – giáo viên thỉnh giảng môn Toán cho biết có khá nhiều khó khăn. Học sinh hầu hết không thi vào được cấp 3, kiến thức văn hóa bị hổng nhiều. Do đó giáo viên mất rất nhiều thời gian để giảng dạy lại những kiến thức cũ. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, các em phải học cả 2 buổi một ngày, lượng kiến thức văn hóa cũng khá nhiều, tương đương với chương trình THPT. Vì vậy, nhà trường giảng dạy tập trung vào những kiến thức trọng tâm, để các em có thể nhận biết, thông hiểu và vận dụng được trong quá trình học nghề. Đồng thời, đủ năng lực tham gia vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Nhanh tốt nghiệp, sớm có việc làm

Theo ông Đặng Văn Phi – Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Giao thông Vận tải TƯ 2, đây là năm thứ 7 nhà trường đào tạo mô hình 9+. Có khoảng trên 700 học sinh và đã có 200 em tốt nghiệp. Khi tuyển sinh, nhà trường công bố chuẩn đầu ra của các nghề để các bậc phụ huynh và học sinh có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp với khả năng của gia đình và học sinh. Hàng năm nhà trường tổ chức khảo sát lần vết về việc làm của học sinh tốt nghiệp, ra trường… từ đó điều chỉnh kế hoạch đào tạo của nhà trường cho phù hợp.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các em học trung cấp theo mô hình 9+ ra trường có việc làm. Ngay từ lúc các em còn đang học nghề tại trường đã có các đơn vị doanh nghiệp như LG Display, Khu công nghiệp Vship… mời các em về thực tập tại nhà máy. Trong quá trình thực tập, doanh nghiệp lập kế hoạch lựa chọn những học sinh có kỹ năng tốt, trình độ chuyên môn phù hợp. Do đó, các em sau tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc ngay, không mất thời gian thử việc, mức thu nhập ban đầu bình quân 6 - 8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho các em học theo mô hình 9+.

Dạy kiến thức văn hóa cho các em đạt tiêu chuẩn để học nghề, nhà trường phối hợp với Trung tâm GDTX huyện Kiến An, Trung tâm GDTX huyện An Dương… để giảng dạy phần kiến thức văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thi THPT theo kỳ thi chung để lấy bằng THPT. Về phần đào tạo nghề thì thi nghề để lấy bằng trung cấp nghề. Sau kỳ thi nếu đạt yêu cầu, theo quy định các em được học liên thông lên trình độ cao đẳng nếu có nhu cầu, hoặc có thể tham gia ngay vào thị trường lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.