Thành tựu Giáo dục của Việt Nam khả quan hơn so với các nước Đông Nam Á

Thành tựu Giáo dục của Việt Nam khả quan hơn so với các nước Đông Nam Á
(GD&TĐ)- Giáo dục Việt Nam đã đạt thành tựu rất khả quan so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn, tỉ lệ nhập học tinh bậc Tiểu học của cả nước năm 2006 là 95%, cao hơn so với tỉ lệ này của các nước có GDP cao hơn như Philippines và Thái Lan.
Cơ quan đại diện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam (unicef Việt Nam) vừa công bố báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam.
v
Unicef đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về quyền được học tập và phát triển của trẻ em tại Việt Nam. Ảnh, gdtd.vn/unicef
Báo cáo được viết gồm 7 chương trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng về bối cảnh phát triển, thể chế và quản trị quốc gia và  các  khuyến nghị. Báo cáo đã giành 4 chương quan trọng để nói về 4 quyền trẻ em đang được Việt Nam thực thi; gồm: Quyền được sinh tồn và chăm sóc sức khỏe, quyền được học tập và phát triển, quyền được tôn trọng và bảo vệ, quyền được tham gia. 
Unicef Việt Nam đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng về quyền được học tập và phát triển của trẻ em tại Việt Nam và được thể hiện khá kỹ trong bản báo cáo này. Nằm trong kế hoạch tuyên truyền, Báo GD&TĐ Online xin giới thiệu riêng về chương này của bản báo cáo.
Những thành tựu Giáo dục 
 
 Ảnh, gdtd.vn/unicef
Cam kết của Chính phủ Việt Nam trong GD được thể hiện qua việc coi GD là một bộ phận căn bản trong các chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia; chẳng hạn như chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo, chiến lược Phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 và Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2006-2010. Các chiến lược và kế hoạch cụ thể về GD gồm có: Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2001-2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo (2008), báo cáo viết.
Chiến lược Phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 kêu gọi sự thay đổi căn bản trong GD nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn Công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để đáp ứng được yêu cầu này, Kế hoạch chiến lược Phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 đề ra 3 mục tiêu chính: Hiện đại hóa GD; đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực Khoa học-Công nghệ và quản lý kinh doanh cũng như đào tạo công nhân lành nghề; đổi mới ở tất cả các cấp GD với đội ngũ giảng dạy đông đảo hơn và có chất lượng hơn, cải thiện quản lý GD và xây dựng khôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn cho GD.
Bảy lĩnh vực sau đây đã được xác định để đạt các mục tiêu: (1) Đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình; (2) xây dựng đội ngũ giáo viên và hiện đại hóa các phương pháp giảng dạy; (3) đổi mới quản lý GD; (4) đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển hệ thống trường học; (5) tăng cường nguồn lực tài chính và hạ tầng cơ sở GD; (6) tăng cường sự tham gia của xã hội; (7) tăng cường hợp tác quốc tế, bản báo cáo đã nêu ra.
Năm 2003, Chính phủ đã thông qua kế hoạch hành động GD cho mọi người giai đoạn 2003-2015, nhằm đảm bảo rằng đến năm 2015, tất cả trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái cần sự bảo vệ đặc biệt, trẻ thiệt thòi nhất và trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số) được tiếp cận với GD có chất lượng.
Sự cam kết của Việt Nam trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới trong GD cũng được thể hiện trong Kế hoạch hành động Quốc gia về GD cho mọi người và Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ nhằm xóa bỏ khoảng cách giới trong giáo dục Tiểu học và Trung học vào năm 2005 và đạt bình đẳng giới trong GD vào năm 2015.
Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể từ năm 1994. Tỉ lệ nhập học bậc Tiểu học và Trung học đã tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 1994-1995 đến năm 1999-2000; cụ thể: tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc Tiểu học tăng từ 69% lên 94% và tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi bậc THCS tăng từ 34% lên 65%. Tỉ lệ nhập học của cả Tiểu học và THCS đều đang được duy trì ở mức cao, báo cáo nhận định.
Phân bổ ngân sách và quản lý tài chính trong Giáo dục 
Ảnh, gdtd.vn/unicef
 Ảnh, gdtd.vn/unicef
Trong khi đất nước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, hệ thống GD Việt Nam dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách Nhà nước. Nguồn kinh phí GD hiện nay được thu từ các khoản học phí, phí nhập học và đăng kí, phí hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ, thu nhập từ kinh doanh và dịch vụ các hoạt động GD, đầu tư trong và ngoài nước vào các tổ chức GD, tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong nước vừ quốc tế (theo quy định của pháp luật).
Ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT đã tăng lên cùng với sự tăng trưởng GDP cao và ổn định. Tỉ trọng chi cho GD-ĐT trong năm 2001 là 3,2% và tăng lên 4,7% năm 2007. Tỉ trọng ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT tăng từ 13% năm 2001 lên 16% năm 2007. Kế hoạch Chiến lược Phát triển GD giai đoạn 2001-2010 cho thấy Chiến lược của Chính phủ là tăng tỉ lệ phần trăm ngân sách Nhà nước chi cho GD lên ít nhất 20% trong năm 2010.
Trong ngành GD-ĐT, GD Tiểu học liên tục nhận được khoản phân bổ lớn nhất từ Ngân sách nhà nước chi cho GD, sau đó là THCS. Năm 2008, tổng ngân sách Nhà nước chi cho GD là 81.419 tỉ đồng (tương đương 4.568,71 triệu USD), trong đó 23.204 tỉ đồng (tương đương 1.302,06 triệu USD) cho GD Tiểu học, chiếm 28,5% tổng ngân sách. GD Mầm non nhận được 8,5% tổng ngân sách GD, thấp thứ hai trong tất cả các bậc học. Theo Ngân hàng thế giới, năm 2002, lương và thù lao chiếm 71,3% tổng chi ngân sách thường xuyên trong ngành GD, bản báo cáo viết.
Bộ GD-ĐT ước tính rằng, ngân sách Nhà nước cho GD sẽ tiếp tục tăng và đạt 184.311 tỉ đồng (tương đương 10.342,34 triệu USD) vào năm 2014, hơn gấp đôi so với ngân sách cho năm 2008. GD tiểu học dự kiến tiếp tục được phân bổ nhiều nhất, tuy nhiên, tỉ trọng ngân sách Nhà nước chi cho GD Tiểu học sẽ giảm một nửa điểm phần trăm vào năm 2014, tiếp theo là GD THCS giảm xuống còn 22%.
Trong khi tỉ trọng ngân sách Nhà nước cho GD Tiểu học và THCS dự kiến sẽ ổn định thì tỉ trọng ngân sách Nhà nước cho GD CĐ-ĐH dự kiến tăng từ 10,7% năm 2008 lên 12,4% vào năm 2014. Xu hướng này phản ánh xu thế tăng dân số cả nước cũng như nhu cầu GD ĐH ngày càng tăng khi Việt Nam đang có những tiến bộ không ngừng nâng cao trình độ GD của nhân dân. 
Trẻ em luôn có vai trò quan trọng trong nền văn hóa và các phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào năm 1990. Chính phủ Việt Nam đã đưa các vấn đề về trẻ em và gia đình vào Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, một trong những văn kiện quan trọng nhất tạo khuôn khổ cho các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình cho đến năm 2010. Giờ đây khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới về kinh tế, chính trị và xã hội, UNICEF cam kết tiếp tục hợp tác với Việt Nam để đảm bảo cho tất cả trẻ em - cả gái và trai – đều được hưởng các cơ hội phát triển như nhau.   
UNICEF bắt đầu triển khai chương trình hợp tác trên phạm vi toàn quốc với Việt Nam ngay sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và đã tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải thiện cuộc sống và phúc lợi cho trẻ em kể từ đó đến nay. Trong hơn ba thập kỷ qua, hoạt động của UNICEF tại Việt Nam đã chuyển từ cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ tái thiết đất nước sang hỗ trợ phát triển dài hạn, trong đó tập trung chủ yếu vào giáo dục, y tế và dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Trong Chương trình hợp tác thứ 8 với Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, với chủ đề “kế thừa và đổi mới”, UNICEF đã tiếp tục cam kết hỗ trợ các lĩnh vực phát triển truyền thống nói trên, đồng thời cũng bắt đầu triển khai những chương trình giúp giải quyết các vấn đề mới nảy sinh đối trẻ em Việt Nam, bao gồm: bảo vệ trẻ em, phòng tránh thương tích ở trẻ em, hạn chế ảnh hưởng của HIV/AIDS và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của thanh niên và tăng cường sự tham gia của họ.
Trong chương trình hợp tác 2006-2010, UNICEF sẽ tham gia nhiều hơn vào việc vận động chính sách mang tính chiến lược cũng như góp phần xây dựng các khuôn khổ và hệ thống pháp lý hỗ trợ việc thực hiện các quyền trẻ em nói chung. Chương trình này bao gồm bảy nội dung trọng tâm sau đây:
Y tế và dinh dưỡng; Nước sạch, môi trường và vệ sinh môi trường; Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em; Giáo dục; Bảo vệ trẻ em; Chương trình tỉnh thân hữu với trẻ em; Lập kế hoạch và chính sách xã hội.
 Unicef Việt Nam
(các phụ đề do phóng viên đặt ra)
(còn nữa)
Bá Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ