Thành phố Hà Tĩnh xem xét bổ sung chính sách đặc thù thu hút giáo viên giỏi

GD&TĐ - Chiệu 5/10 diễn ra cuộc họp trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 của Ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh.

Ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh được xếp loại Xuất sắc, dẫn đầu toàn tỉnh và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.
Ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh được xếp loại Xuất sắc, dẫn đầu toàn tỉnh và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.

Vượt khó để đi lên

Một năm học với vô vàn khó khăn nhưng Ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh đã từng bước khắc phục và đạt những thành tích đáng nổi bật: Kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt vào đầu năm học 2020-2021; kết nối hiệu quả để các tổ chức, cá nhân để kịp thời hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh sớm khắc phục hậu quản lũ lụt, ổn định nề nếp dạy học; chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả. Hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục...

Toàn cảnh buổi họp trực tuyến.
Toàn cảnh buổi họp trực tuyến.

Ngoài ra, ngành giáo dục TP Hà Tĩnh đã thực hiện đúng trọng tâm Chủ đề năm học "Đổi mới sáng tạo, xây dựng trường học hạnh phúc". Nâng tầm nhận thức và kĩ năng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thông qua kết nối với các các chuyên gia có uy tín trong ngành...

Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 được triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản có chất lượng. Các hoạt đổi mới trong ngành tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học...

Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn duy trì kết quả dẫn đầu toàn tỉnh.

Cuộc họp trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Cuộc họp trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Các giải pháp chiến lược phát triển giáo dục được cấp ủy, chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo: Tiếp tục triển khai Đề án “Sắp xếp hệ thống trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”; Xây dựng Đề án của thành phố và Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ thành phố về “Phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập đến năm 2025 và những năm tiếp theo".

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học cho các nhà trường; cảnh quan các nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp; trang thiết bị dạy học trong các nhà trường được tăng cường, bổ sung theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là đầu tư cho Lớp 1. Trong năm học đã đầu tư xây dựng gần 100 phòng học, phòng chức năng, 4 nhà đa năng…

Đặc biệt, triển khai đúng trọng tâm chủ đề năm học, thực hiện hiệu quả xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Với mong muốn chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng một hình ảnh người Thành Sen.

Thầy Nguyễn Nam Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh đề xuất việc hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất tại trường trong thời gian tới.
Thầy Nguyễn Nam Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh đề xuất việc hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất tại trường trong thời gian tới.

Từng bước lựa chọn một số tiêu chí để đăng kí và tập trung triển khai thực hiện, xây dựng cảnh quan môi trường, điều kiện CSVC, quy chế ứng xử trong trường học. Các đơn vị thí điểm tập trung thực hiện đầy đủ các tiêu chí “Trường học hạnh phúc – Thầy cô hạnh phúc – Học sinh hạnh phúc”.

Kết quả cuối năm vừa qua, Ngành giáo dục thành phố Hà Tĩnh được xếp loại Xuất sắc, dẫn đầu toàn tỉnh và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc.

Tuy nhiên, hậu quả mưa lũ gây ngập lụt trường học làm ảnh hưởng đến cơ sở vật chất, thiết bị dạy, học sách, vở và đồ dùng học tập của học sinh tại các nhà trường. Đặc biệt dịch, bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học của Ngành giáo dục thành phố.

Sống chung với dịch bệnh nhưng phải đảm bảo an toàn

Tại cuộc họp có nhiều ý kiến đề xuất trong năm học mới 2021-2022 như: quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022; Tiếp tục rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục trên toàn thành phố, đảm bảo phát triển cân đối giữa hệ thống giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập.

Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đánh giá cao những thành tích mà Ngành giáo dục thành phố đạt được trong năm qua.
Bà Đặng Thị Quỳnh Diệp - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đánh giá cao những thành tích mà Ngành giáo dục thành phố đạt được trong năm qua.

Trong thời gian tới, ngành giáo dục sẽ thành lập trường Chuyên biệt giáo dục học sinh khuyết tật: thực  hiện quy hoạch, chuẩn  bị điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình để triển khai thực hiện loại hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật.

Bổ sung một số chính sách đặc thù, thu hút đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên trẻ về công tác trong các trường học thành phố Hà Tĩnh; phát triển kỹ năng số, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; 

Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong Chương trình GDPT hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Lãnh đạo UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết, sẽ thực hiện ăn bán trú trí điểm ở bậc tiểu học, nhất là ở khối lớp 1 trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết, sẽ thực hiện ăn bán trú trí điểm ở bậc tiểu học, nhất là ở khối lớp 1 trên địa bàn.

Tại cuộc họp, khối trường học tư thục cũng bày tỏ nhiều khó khăn trong 2 năm vừa qua khi phải đối diện với đại dịch Covid-19. Đối với các trường tư thục, chủ đầu tư đã cố gắng nhiều, nhưng nhiều trường đang gặp nhiều khó khăn. Giáo viên đầu năm học mới đồng loạt xin chuyển trường, tiền chi trả lương hàng tháng cho cán bộ, nhân viên không đủ do không có khoản thu chi.

Theo đó, mong muốn lớn nhất mà khối các trường tư thục tại thành phố Hà Tĩnh đề xuất lên cấp ủy, chính quyền là tiếp tục gia hạn khoản vay không lãi chi trả lương cho người lao động từ 11 tháng lên 1-2 năm.

Đồng thời để đảm bảo công tác giáo dục đào tạo tốt trong năm học mới, mong muốn thành phố quan tâm để cho tất cả các giáo viên được tiêm đầy đủ 2 mũi vacxin.

Bà Trần Thị Thủy Nga - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh.
Bà Trần Thị Thủy Nga - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh.

Tại cuộc họp ý kiến được thí điểm ăn bán trú tại các trường công lập cũng được đại biểu quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, dịch bệnh Covid -19 đang kéo dài và diễn biến khó lường, vì vậy cần tạo thói quen sống chung với dịch bệnh về lâu về dài.

Theo lãnh đạo thành phố kết luận tại buổi họp, sắp tới nếu tình hình dịch bệnh tại Hà Tĩnh kiểm soát tốt, thành phố sẽ xin ý kiến cấp ủy, chính quyền tỉnh thí điểm việc tổ chức ăn bán trú tại bậc tiểu học, nhất là ở khối lớp 1.

Xác định, về lâu dài là phải sống chung với dịch bênh, nhưng phải đảm bảo an toàn tốt nhất. Nếu việc thí điểm ăn bán trú tại trường học được triển khai tốt, phòng chống dịch bệnh an toàn thì sẽ mở rộng ra các trường khác trong toàn thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ