Thanh niên nông thôn tranh tài khởi nghiệp sáng tạo

GD&TĐ - Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 là hoạt động thiết thực nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các thí sinh tham gia Vòng bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 khu vực phía Bắc.
Các thí sinh tham gia Vòng bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 khu vực phía Bắc.

Cuộc thi do Ban Bí thư Trung ương Đoàn giao Ban Thanh niên nông thôn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn tổ chức.

Sau 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức Cuộc thi đã nhận được 225 dự án tham gia cuộc thi từ 48 tỉnh, thành trên cả nước. Qua chấm điểm, Ban Giám khảo đã thống nhất lựa chọn 105 dự án (thuộc 40 tỉnh, thành) vào thi Vòng bán kết. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ dự án được vào Vòng bán kết cao, như: Hậu Giang, Nghệ An, Thanh Hoá, Thành phố Hà Nội, An Giang, Bắc Kạn (có danh sách các dự án kèm theo). 

Để thuận tiện cho thanh niên tham gia thi, Vòng Bán kết tổ chức tại 3 miền: Bắc, Trung, Nam (trong tháng 10/2019). Kết thúc vòng Bán kết, sẽ chọn ra 30 dự án tiêu biểu nhất để thi Vòng chung kết toàn quốc.

Trong khuôn khổ Cuộc thi, Ban tổ chức đã có Diễn đàn chia sẻ thông tin – Kết nối nguồn lực. Mục đích của Diễn đàn nhằm tạo môi trường để các thí sinh chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh với các chuyên gia kinh tế, với các cơ quan quản lý Nhà nước, từ đó có giải pháp khắc phục, hỗ trợ, thúc đẩy cho thanh niên. 

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019 sẽ tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn học hỏi các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, kiến thức về xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; là cơ hội để trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.