Thanh niên dân tộc làm giàu và giữ gìn văn hóa từ thế mạnh địa phương

GD&TĐ - Lọt vào chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020, Lý Thị Quyên và Triệu Thị Thoa với sản phẩm “Gối dược liệu người Dao” không chỉ mang lại lợi nhuận cho gia đình mà còn giúp các thành viên trong hợp tác xã cùng thoát nghèo.

Sản phẩm gối dược liệu người Dao.
Sản phẩm gối dược liệu người Dao.

Từ mong muốn giúp thành viên thoát nghèo,....

Hợp tác xã Thiên An (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) được thành lập năm 2015 với 15 thành viên nữ. Tất cả các thành viên trong hợp tác xã đều là người dân tộc thiểu số, trong đó có 3 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo.

Không muốn các thành viên trong hợp tác xã của mình cứ ở trong hộ nghèo và cận nghèo mãi, Lý Thị Quyên và Triệu Thị Thoa quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Tìm hiểu về đặc điểm người nông dân ở đây phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh là trồng, sơ chế, chế biến dược liệu và dệt thổ cẩm. Hơn nữa, người Dao có thế mạnh về  truyền thống văn hóa sử dụng cây thuốc để chữa bệnh; Có văn hóa thổ cẩm  mang đậm nét đặc trưng của người Dao Đỏ; Có cộng đồng dân tộc Dao đông đảo sống tập chung.

Chính vì vậy, hai bạn trẻ đã nghĩ ra cách để bảo tồn và phát triển các bài thuốc quý và văn hóa thổ cẩm của người Dao. Từ đó, tạo thương hiệu cho các sản phẩm của người Dao. Và mô hình “Gối dược liệu người Dao” ra đời từ đó.

Lý Thị Quyên chia sẻ: “Ý tưởng này ban đầu nhằm mục đích xóa nghèo cho thành viên trong hợp tác xã, thế nhưng, hơn cả mong đợi, việc này đã giúp nâng cao mức sống , có thu nhập ổn định, giải quyết việc làm , tạo sinh kế cho các chị em đồng bào dân tộc tại địa phương và các vùng lân cận trong tỉnh Bắc Kạn”

Chị Quyên cũng cho biết thêm, mô hình này còn thúc đẩy bình đẳng giới, tiến bộ xã hội. Gối là Sản phẩm rất quan trọng đối với sức khỏe con người nhưng gối dược liệu người Dao lại là sự kết hợp bài thuốc gia truyền của người Dao, thiết kế hiện đại phù hợp với xu thế người tiêu dùng, chất liệu là vải thô, dệt , nhuộm chàm , vẽ sáp ong mang đặc trưng riêng.

Đây là sản phẩm phù hợp trưng bày tại các phòng khách, khu resort, du lịch. Đây cũng là thế mạnh của dân tộc, địa phương trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của người Dao.

....đến lãi suất hàng tỷ đồng

Tác giả của mô hình khởi nghiệp này cũng cho biết, đây là sản phẩm là sự kết hợp giữa văn hóa thổ cẩm và văn hóa dược liệu, có sử dụng phương pháp IMO để dược liệu không bị ẩm mốc. Đồng thời, thiết kế lõi dược liệu dời có thể dễ dàng vệ sinh . Từ đó, nhóm đã Tthiết kế nhiều loai gối phù hợp với nhiều đói tượng sử dụng.

Chị Quyên cũng cho biết, ban đầu, dự án này chưa được nhiều người ủng hộ, gặp khá nhiều khó khăn và không được nhiều người biết đến. Sau đó, nhờ các thành viên trong hợp tác xã dốc sức, đưa ra sáng kiến, dự án được giới thiệu thông qua các sự kiện, cuộc thi của các tổ chức như BSA, Bkstartup…

“Ban đầu, chúng tôi đã cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm đê nhận phản hồi … kí gửi sản phẩm vào các chuỗi spa , các điểm du lịch , kết nối với các cộng tác viên bán hàng online , tạo các video clip để quàng bá sản phẩm. Đồng thời, để khách hàng chụp ảnh sản phẩm độc đáo trên mạng xã hội facebook, zalo, fanpage…

Không có vốn cũng chính là khó khăn của các thành viên. Hai người con của dân tộc Dao đã huy động nguồn vốn lưu động , và vốn cố định, đòng thời, huy động vốn góp thành viên , vay mượn và tiếp cận các nguồn vốn khác

Tính đến nay, quy mô đã được mở rộng và là sản phẩm rất đặc trưng tại các cơ sở đón khách du lịch, sản lượng ước tính 30 nghìn sản phẩm / năm với mức Doanh thu là : 9 tỷ/ năm, đem lại lợi nhuận : 1,3 tỷ (15%))

Đặc biệt, 15 xã viên Hợp tác xã đã có thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng, trang trải được rất nhiều chi phí sinh hoạt và có tiền cho các con đi học.

Mô hình cũng tạo việc làm thường xuyên cho 60 chị em phụ nữ có thêm thu nhập, và ổn định chất lượng cuộc sống . giúp họ được củng cố tiếng nói và vai trò quyết trong gia đình và xã hội.

Điều quan trọng hơn với chị Quyên và chị Thoa, đó là mô hình này đã xây dựng được thương hiệu gối thổ cẩm dược liệu của người Dao, là sản phẩm chủ lực để xuất khẩu của HTX.

Đem ý tưởng này đến với nhiều địa phương của thành phố, mọi  người đều hưởng ứng tích cực. Dự đoán trong tương lại, nhiều hộ gia đình không còn có tên trong danh sách hộ nghèo nữa, họ còn được giao tiếp rộng rãi, cùng nhau bàn những hướng đi mới. Mạnh dạn đưa mô hình này tham gia cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn do Trung ương Đoàn tổ chức, “gối dược liệu người Dao” đã là sản phẩm lọt vào vòng chung kết cuộc thi và được đánh giá cao bởi tính sáng tạo, biết tận dụng lợi thế của địa phương để cùng nhau thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc và bản sắc của quên hương, thu hút khách du lịch tham quan.

Trong thời gian tới, hai tác giả mô hình dự định mở rộng quy mô sản xuất và hướng đến thị trường ngoài tỉnh.

"Đây là bài viết tuyên truyền về truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.