Thanh Hóa với quy trình ngăn ngừa tối đa sai sót, gian lận trong công tác chấm thi

GD&TĐ - Mặc dù trong điều kiện vừa phải bảo đảm an toàn phòng dịch nghiêm ngặt, Ban Chỉ đạo thi tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng quy trình, tổ chức hiệu quả tránh xảy ra sai sót, gian lận trong chấm thi..

Thí sinh ở Thanh Hóa phấn khởi sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Thí sinh ở Thanh Hóa phấn khởi sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Điều động hàng trăm người chấm thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa có hơn 40.000 thí sinh dự thi. Do đó, số lượng bài thi rất lớn, nên Hội đồng thi Sở GD&ĐT Thanh Hóa phải điều động hơn 300 người làm công tác chấm thi.

Để công tác chấm thi không xảy ra sai sót, gian lận trong quá trình chấm thi, Ban Chỉ đạo thi tỉnh Thanh Hóa đã có kế hoạch rất chi tiết. Những quy định trong việc chấm thi được thực hiện rất nghiêm ngặt, đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, sau khi kết thúc kỳ thi (ngày 8/7), sáng ngày 9/7 Ban làm phách bài thi tự luận bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi chấm xong bài thi tự luận.

Địa điểm thực thi nhiệm vụ này được đặt tại khu vực làm đề  của Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Nhân lực làm nhiệm vụ nêu trên có khoảng 40 người, là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT trong tỉnh và cán bộ Công an tỉnh Thanh Hóa.

Phương thức đánh phách theo 1 vòng. Ban làm phách được cách ly triệt để trong suốt thời gian tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài tự luận.

Việc bảo quản bài thi tự luận trong khu vực làm phách đảm an ninh, an toàn phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày.

Sau thời gian làm phách, Ban chấm thi tự luận và trách nghiệm sẽ thực hiện vụ từ 12/7/2021 và phải hoàn thành trước ngày 22/7.

Nhân lực được điều động chấm bài thi tự luận khoảng hơn 300 người, trong đó gồm: 1 Trưởng ban là lãnh đạo Sở GD&ĐT, 5 Phó ban là lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở, lãnh đạo các trường THPT, TTGDTX tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh và Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đi kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2021.
Lãnh đạo tỉnh và Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đi kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2021.

Ngoài ra, có khoảng 70 thư ký chấm bài thi tự luận và trắc nghiệm là chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo và giáo viên các trường THPT.

Các Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ chấm thi khoảng 250 người là lãnh đạo, giáo viên của các trường THPT. Khu vực chấm bài thi được bảo vệ nghiêm ngặt 24giờ/ngày.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy tính, máy in, hệ thống các phòng sử dụng cho Ban chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều phải đảm bảo quy định. Có đầy đủ camera, bàn, ghế, thùng đựng, khoá cửa, ánh sáng, quạt mát, thông thoáng,  … 

Việc bảo quản bài thi tự luận đã làm phách tại Ban chấm thi, được bảo quản trong thùng chứa bài thi và lưu giữ trong phòng bảo quản bài thi.

Phòng bảo quản bài thi, thùng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, được khoá, niêm phong. Trên nhãn niêm phong có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, thanh tra và công an.

Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do lãnh đạo Ban chấm thi tự luận giữ. Chìa khóa của thùng chứa túi bài thi tự luận do Thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban chấm thi tự luận giữ. Khi mở niêm phong đều có biên bản, chứng kiến của những người kí niêm phong.

Khu vực bảo quản bài thi có công an trực bảo vệ 24giờ/ngày, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Phòng bảo quản bài thi đảm bảo chắc chắn, an toàn, hệ thống cửa phòng 2 lớp có khoá bảo vệ, có đủ hệ thống camera an ninh đảm bảo quan sát toàn bộ hoạt động của phòng.

Số lượng, vị trí camera đảm bảo bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng. Camera không kết nối internet, có bộ lưu điện dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi mất điện lưới.

Dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu là 21 ngày. Có 1 lãnh đạo Ban chấm tự luận trực tại phòng trong suốt thời gian Ban chấm làm việc...

Kỳ thi vừa tốt nghiệp THPT vừa qua, tỉnh Thanh Hóa có 40.247 TS đăng ký dự thi (hệ THPT là 35.306, GDTX là 4.941). Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: 38.770. Số lượng dự thi tốt nghiệp: 38.722  (THPT: 33.872, GDTX: 4850). Số lượng tốt nghiệp: 37.942 thí sinh, đạt tỷ lệ: 97,99% 

Kết quả kỳ thi của Thanh Hoá, như sau: Điểm trung bình tốt nghiệp  đạt: 6,3571, xếp thứ 32 cả nước (năm 2020: xếp thứ 44). Có 1.288 điểm 10 (đứng thứ 3 toàn quốc, sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Số điểm từ 9 trở lên có 20.339. Số lượt thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên đối với các khối truyền thống: A, A1, B, C, D tuần tự là: 177, 267, 126, 298, 494.

Điểm cao nhất của một số khối có nhiều học sinh dự thi, bao gồm: Em Dương Văn Giới, học sinh lớp 12A trường THPT Thiệu Hóa (khối A: 29,35 điểm). Em Nguyễn Minh Tú, học sinh lớp 12A4 trường THPT Lương Đắc Bằng (khối A1: 29,15 điểm). Em Nguyễn Thiều Công Thành, học sinh lớp 12A1 THPT Yên Định 1 (khối B: 29,55 điểm). Em Phạm Thanh Tùng, học sinh lớp 12A5 trường THPT Hoàng Lệ Kha (khối C: 28,75 điểm). Em Phạm Thị Thắm, học sinh lớp 12A3 trường THPT Cẩm Thủy 3 (khối D: 28,7 điểm)...

Quy trình chấm thi nghiêm ngặt, chặt chẽ

Ông Tạ Hồng Lựu – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, đối với công tác chấm thi, được thực hiện trong quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Theo đó, phần chấm thi tự luận sẽ thực hiện theo nguyên tắc một bài thi  được 2 giám khảo ở 2 tổ khác nhau chấm độc lập, để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

Việc chấm bài thi được thực hiện theo quy trình hai vòng độc lập, là: Bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước, sau đó trả về cho tổ thư ký để tổ này chuyển tiếp bài thi đó cho giám khảo 2 thực hiện chấm điểm.

Sau khi giám khảo 2 chấm xong, thì lại trả bài thi về tổ thư ký. Khi có đủ điểm, 2 giám khảo sẽ thực hiện việc thống nhất điểm.

Nếu xảy ra tình huống điểm được chấm bởi 2 giám khảo có độ chênh lớn, mà 2 giám khảo ấy không thống nhất được, thì phải có sự thống nhất của tổ trưởng chấm hoặc người thứ 3 chấm hoặc chấm chung.

Cũng theo ông Lựu, quy chế chấm thi quy định, mỗi hội đồng thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận.

Khi chấm kiểm tra, nếu thấy có sự chênh lệch phải điều chỉnh. Nếu phát hiện chấm sai phải lập tức điều chỉnh, tránh sự thiệt thòi của thí sinh.

Một thí sinh nữ được lực lượng tình nguyện hỗ trợ đến phòng thi do bị thương ở chân.
Một thí sinh nữ được lực lượng tình nguyện hỗ trợ đến phòng thi do bị thương ở chân.

Cán bộ chấm kiểm tra có thể kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban chấm tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn Ban chấm thi tự luận (ít nhất 10 bài) để thống nhất nhận thức, biểu điểm và nhận định tình hình.

Với việc chấm các bài thi trắc nghiệm, theo Trưởng Ban chấm thi Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết: Quy trình chấm bài thi trắc nghiệm được thể hiện rất rõ trong quy chế và rất chặt chẽ.

Đầu tiên toàn bộ dữ liệu ảnh quét bài thi (đã được mã hóa) sẽ được in sao vào đĩa CD, gọi là CD0. Đĩa CD0 này sẽ gửi cho Chủ tịch Hội đồng một bản, một bản gửi về Bộ GD&ĐT và Ban chấm thi để lưu giữ. Khi có CD0 rồi sẽ tiếp tục cho máy tính đọc ảnh, in sao vào đĩa CD1; sửa lỗi bài thi, in sao vào đĩa CD2...

Quy trình thực hiện và in sao đĩa CD đều có mật khẩu. Mật khẩu đó phải được Chủ tịch Hội đồng (Giám đốc Sở GD&ĐT-Pv) nắm giữ.

Khi làm hết thao tác quy trình bước 1, Giám đốc Sở mới cho mật khẩu chuyển sang bước 2. Sau đó, đến bước 3, bước 4, tất cả đều có mật khẩu riêng.

Việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm phải được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy trình các bước theo quy định.

Những vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài thi trắc nghiệm phải được Ban chấm thi trắc nghiệm lập biên bản ghi nhận, mô tả sự việc và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để có quyết định xử lý kịp thời, phù hợp...

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.