Thanh Hóa: Hàng vạn người chen chân dự lễ “mở cổng trời”

GD&TĐ - Di tích Am Tiên, thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa. Hàng năm, cứ vào ngày mồng 9 tháng Giêng, lễ “mở cổng trời” được tổ chức trang nghiêm và linh thiêng.

Huyện Triệu Sơn khai mạc Lê hội Đền Nưa - Am Tiên 2019.
Huyện Triệu Sơn khai mạc Lê hội Đền Nưa - Am Tiên 2019.

Năm nay, từ sáng sớm ngày mồng 9 tháng Giêng (ngày 13/2/2019), đông đảo du khách thập phương đã nườm nượp hành hương về di tích Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa để dự lễ “mở cổng trời” – Lễ hội Đền Nưa- Am Tiên 2019.

Du khách chen chân ở đền Am Tiên sáng 13/2.
Du khách chen chân ở đền Am Tiên sáng 13/2. 

Quần thể di tích Lịch sử - Văn hóa Am Tiên nằm trên núi Nưa, bao gồm "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên". Di tích Am Tiên là một trong những trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia.

Đền thờ Bà Triệu, huyệt đạo thiêng, giếng tiên, cùng những câu chuyện huyền bí... trên đỉnh ngàn Nưa ngày càng thu hút du khách thập phương tìm về đi lễ và vãng cảnh.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh về dự lễ.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh về dự lễ. 
Người dân dâng lễ tại đền Am Tiên.
Người dân dâng lễ tại đền Am Tiên.

Dãy núi Nưa tọa lạc trên địa bàn thuộc 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh (Thanh Hóa). Am Tiên tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy ngàn Nưa. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, cho dựng trên núi một ngôi chùa công đức lấy tên “Bích Vân Cung Tự”, tục gọi là chùa Am Tiên.

Để tưởng nhớ công ơn của Vua Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà Triệu ở dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa.

Tương truyền, đỉnh Am Tiên được coi là nơi năng lượng vũ trụ của Trời và Đất giao hòa, cũng là một trong những “huyệt đạo” quan trọng nhất của nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa (người mặc comple cài khuy) cũng lên dâng hương tại huyệt đạo Am Tiên.
Ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa (người mặc comple cài khuy) cũng lên dâng hương tại huyệt đạo Am Tiên. 

Mỗi năm, Khu di tích Am Tiên đón hàng vạn lượt khách du lịch, nhất là vào dịp đầu Xuân, hàng vạn du khách đổ về ngôi đền linh thiêng Am Tiên để cầu may và khám phá những điều bí ẩn.

Tháng 3/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên là di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.

Cho chữ Thư Pháp ở đền Am Tiên.
Cho chữ Thư Pháp ở đền Am Tiên.
Để đảm bảo an toàn, lành mạnh cho lễ hội, tỉnh Thanh Hóa cũng điều động khá nhiều xe biển xanh đi kiểm tra tại lễ "mở cổng trời".
Để đảm bảo an toàn, lành mạnh cho lễ hội, tỉnh Thanh Hóa cũng điều động khá nhiều xe biển xanh đi kiểm tra tại lễ "mở cổng trời". 
Đội xe dịch vụ chở du khách lên đỉnh Am Tiên.
Đội xe dịch vụ chở du khách lên đỉnh Am Tiên.
Tuy nhiên, rất nhiều tài xế của đội ngũ xe dịch vụ này chạy lên, xuống dốc rất ẩu, khiến nhiều du khách hoảng sợ.
Tuy nhiên, rất nhiều tài xế của đội ngũ xe dịch vụ này chạy lên, xuống dốc rất ẩu, khiến nhiều du khách hoảng sợ. 

Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên hàng năm thường kéo dài từ ngày mồng 9 đến 20 tháng Giêng, với những nghi thức rước cỗ, dâng lễ vật chính bằng kiệu bát cống với những sản vật là hoa quả và bánh giầy để làm lễ tế thiên địa, thần linh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sông ấm no, hạn phúc.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.