Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Sẽ điều chỉnh các quy định

GD&TĐ - Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) - cho biết: Trong năm 2020, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ triển khai sửa đổi các văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên (GV) mầm non, phổ thông công lập, sau đó điều chỉnh các văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp GV mầm non, phổ thông công lập. 

Ảnh minh họa/ INT
Ảnh minh họa/ INT

- Ông có thể cho biết về yêu cầu GV phải có các loại chứng chỉ tin học, ngoại ngữ khi thực hiện xét thăng hạng, ngoài những điều kiện khác về chuyên môn, nghiệp vụ?

- Từ năm 2010, khi Luật Viên chức được ban hành và có hiệu lực, việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chính thức được chuẩn hóa. Theo đó, viên chức ở mỗi ngành/lĩnh vực được xếp vào các hạng chức danh nghề nghiệp với các tiêu chuẩn cụ thể.

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, mỗi chức danh nghề nghiệp được kết cấu bao gồm: Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp; nhiệm vụ; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên cơ sở hướng dẫn chung về kết cấu của chức danh nghề nghiệp, năm 2015, liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu, tính toán để đưa ra các quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng (trong đó có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học) phù hợp với thực trạng đội ngũ.

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT)
 Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT)

Các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với hạng chức danh nghề nghiệp thấp nhất của GV ở mỗi cấp theo đó đang được quy định ở mức tối thiểu cần đạt được. Đồng thời, đối với những vị trí việc làm, những nhóm đối tượng đặc thù (công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi) cho phép thay thế bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

Quy định về trình độ ngoại ngữ được nâng dần từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cấp học. Hạng chức danh nghề nghiệp càng cao, quy định về trình độ ngoại ngữ cao tương ứng.

- Nhiều GV có nhu cầu thăng hạng gặp khó khăn trong vấn đề có đủ các chứng chỉ theo quy định. Cục có tham mưu gì với lãnh đạo Bộ GD&ĐT để giúp các thầy cô tháo gỡ vướng mắc này?

- Trong năm 2020, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ triển khai sửa đổi các văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, sau đó sẽ điều chỉnh các văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp GV mầm non, phổ thông công lập.

Theo đó, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ tham mưu với lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong việc điều chỉnh các quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp với điều kiện đội ngũ của ngành và xu thế chung trong quản lý công chức, viên chức hiện nay.

Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn là yêu cầu thực tiễn và gắn với trách nhiệm của viên chức trong thực thi công vụ. Ảnh minh họa
 Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn là yêu cầu thực tiễn và gắn với trách nhiệm của viên chức trong thực thi công vụ. Ảnh minh họa

- Theo ông, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có cần thiết phải yêu cầu GV có thêm chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tương ứng với hạng cần thăng hay không?

- Việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu bắt buộc đối với viên chức, được quy định tại Luật (Điều 33 Luật Viên chức). Đây cũng là yêu cầu chung đối với viên chức tất cả các ngành/lĩnh vực chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà giáo.

- Mới đây có bài báo đưa ra một số vấn đề trong thực hiện đào tạo chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên). Cục Nhà giáo có chỉ đạo, xử lý ra sao trước thông tin này?

- Ngày 5/11/2019, Báo Lao động có đăng bài báo “Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận”, trong đó có đề cập tới các nội dung: Trải nghiệm lớp học bồi dưỡng chức danh tại Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm - Trường ĐHSP Thái Nguyên; Giảng viên lên lớp cho học viên giải trí bằng các tiết mục văn nghệ ngay trong giờ học; Giảng viên thừa nhận việc học chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”…

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã có Công văn số 1574 ngày 7/11/2019 yêu cầu Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên rà soát các nội dung đề cập trong bài báo nêu trên; căn cứ vào tình hình thực tế của công tác tổ chức và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại nhà trường gửi báo cáo về Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trước ngày 12/11/2019 để tổng hợp báo cáo lãnh đạo.

- Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.