Tham vấn chuyên gia về Dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non mới sau thử nghiệm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 13/11 tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tham vấn chuyên gia về Dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non mới sau thử nghiệm.

 Tham vấn chuyên gia về Dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non mới sau thử nghiệm.
Tham vấn chuyên gia về Dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non mới sau thử nghiệm.

Hội thảo tham vấn chuyên gia được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình GDMN mới, thành viên Ban Biên soạn và các chuyên gia giáo dục đến từ viện nghiên cứu, trường đại học - cao đẳng đào tạo giáo viên mầm non và các chuyên gia quốc tế.

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, Trưởng Ban Biên soạn Chương trình GDMN mới, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam: Thực hiện Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành Chương trình GDMN mới. Đồng thời đánh giá hoạt động khảo nghiệm dự thảo Chương trình giáo dục mầm non mới điều chỉnh sau thử nghiệm tại 6 tỉnh đại diện các vùng kinh tế xã hội tại Việt Nam và tham vấn chuyên gia.

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Chương trình GDMN mới điều chỉnh sau thử nghiệm. Theo đó, mục đích nhằm xin ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và khả thi của nội dung Dự thảo Chương trình giáo dục mầm non mới, làm căn cứ điều chỉnh, hoàn thiện Dự thảo Chương trình giáo dục mầm non.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, thành viên Ban biên soạn đã Báo cáo về quá trình xây dựng và kết quả xây dựng Chương trình giáo dục mầm non mới. Đồng thời kiến nghị nội dung thảo luận, góp ý về từng nội dung trong 5 phần của Dự thảo 1 Chương trình giáo dục mầm non mới. GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GDMN, Viện KHGD Việt Nam đã trình bày khái quát về lộ trình triển khai các nhiệm vụ.

Nhấn mạnh việc này, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh, Trưởng Ban biên soạn Chương trình GDMN mới cho biết: Sau hai năm xây dựng và thử nghiệm chương trình tại 6 địa phương, Ban soạn thảo chương trình đã nhận được nhiều tham vấn, góp ý và tiếp thu ý kiến để có những điều chỉnh phù hợp hơn trước khi thử nghiệm chương trình trên diện rộng với 20 địa phương trong thời gian 3 năm sắp tới.

Các nhà khoa học, quản lý GDMN và chuyên gia tham dự Hội thảo.

Các nhà khoa học, quản lý GDMN và chuyên gia tham dự Hội thảo.

"Chặng đường xây dựng, thử nghiệm, nghiệm thu chương trình được xác định là quãng thời gian cần có sự thận trọng lớn, phải có sự đánh giá trẻ mầm non phát triển về thể chất, phẩm chất, năng lực một cách toàn diện, khoa học. Đây cũng là chương trình mới, có nhiều thay đổi so với chương trình cũ vì vậy, chương trình vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên mầm non tại các địa phương thay đổi" - GS Vinh nhấn mạnh

Đại diện UNICEF Việt Nam bà Lê Anh Lan sau khi lắng nghe báo cáo về quá trình xây dựng và kết quả xây dựng Chương trình GDMN mới đã bày tỏ sự tin tưởng về chất lượng giáo dục mầm non trong tương lai. "Trong chương trình mới, 4 phẩm chất và 6 năng lực có độ kết nối cao với Chương trình GDPT 2018, phù hợp với xu thế hiện nay khi giáo dục trên toàn thế giới hướng đến phát triển kỹ năng của trẻ em và người học"- Bà Lê Lan Anh cho biết

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các đơn vị, tổ chức đã trao đổi, cho ý kiến vào bản Dự thảo chương trình trước khi đưa vào thử nghiệm trên diện rộng, liên quan đến các nội dung như những vấn đề chung của GDMN. Các đại biểu đã cùng thảo luận, góp ý về phần 1. Những vấn đề chung, phần II. Chương trình GD Nhà trẻ trong Dự thảo Chương trình GDMN mới. Chiều cùng ngày, đại biểu tiếp tục thảo luận, góp ý Phần II Chương trình giáo dục nhà trẻ, phần III Chương trình giáo dục mẫu giáo và Phần IV, V trong Chương trình GDMN mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.