Thảm họa Germanwings: Điều gì diễn ra trong tâm trí cơ phó?

Chuyên gia tâm lý học nói về những điều diễn ra trong tâm trí phi công Andreas Lubitz trước khi lao máy bay vào vách núi.

Thảm họa Germanwings: Điều gì diễn ra trong tâm trí cơ phó?

Cùng với nỗi đau mất đi người thân mà gia đình và bạn bè của những nạn nhân trong thảm họa Germanwings phải gánh chịu, cộng đồng thế giới đang choáng váng bởi chuỗi những sự kiện chứng minh rằng cơ phó Andreas Lubitz cố ý đâm máy bay vào dãy Alps (Pháp) khiến 149 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Cơ phó Andreas Lubitz, người cố ý điều khiến chiếc máy bay Airbus A320 đâm vào dãy núi Alps
Cơ phó Andreas Lubitz, người cố ý điều khiến chiếc máy bay Airbus A320 đâm vào dãy núi Alps

Tiến sĩ Eric A.Zilmer, giáo sư Tâm lý học thần kinh của trường Đại học Drexel kiêm tác giả cuốn “Tâm lý học quân sự: Lâm sàng và ứng dụng hoạt động” đã dành nhiều năm nghiên cứu tâm lý tội phạm khủng bố và các bài kiểm tra tâm thần được sử dụng để xác định tâm lý của phi công trên các chuyến bay. Ông chỉ ra một số đầu mối liên quan đến thảm kịch Germanwings.

Nếu như nói cấu tạo hệ thống của chiếc máy bay Airbus vô cùng phức tạp thì việc hiểu được những gì diễn ra trong tâm trí của phi công trong các thảm họa máy bay còn phức tạp và thử thách hơn rất nhiều.

Thông thường khi các hệ thống kỹ thuật phức tạp tương tác với con người, hầu hết những rắc rối là do con người gây ra.
Các phi công thường có khả năng trí tuệ và nhận thức cao, hơn nữa tâm lý họ khá ổn định và đáng tin cậy. Vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi nói đến tai nạn hàng không, việc đầu tiên trong hoạt động điều tra là tìm sự cố kỹ thuật của máy bay.

Tuy nhiên, liên tiếp gần đây, và cụ thể là thảm họa Germanwings này, vấn đề đặt ra lại chính ở người lái máy bay.

Thông thường các phi công được kiểm tra độ ổn định cảm xúc và hệ thần kinh rất kĩ lưỡng trước khi được chọn.

Nhưng công ty Lufthansa của Đức và hãng hàng không giá rẻ Germanwing không sử dụng bài kiểm tra tâm lý này đối với các phi công trước khi họ được lựa chọn.

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Liệu các phi công có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả khi họ có vấn đề về sức khỏe tinh thần và nhận thức?

Việc một cá nhân lên kế hoạch gây ra thảm họa Germanwings rất có thể liên quan đến những căng thẳng tâm lý và động lực bên trong thôi thúc, đây có thể coi là một hành động khủng bố.

Nhưng mục đích chính xác của các hành vi của cơ phó Lubitz đối với các hành khách trên chuyến bay vẫn chưa xác định được.

Nghiên cứu về tội phạm khủng bố cho thấy một cá nhân đơn lẻ cũng có khả năng thực hiện hành vi bạo lực nguy hiểm. Hành vi của họ có thể liên quan đến lĩnh vực chính trị - xã hội hoặc những tổn thương sâu sắc của họ.

Chẳng hạn như vụ Richard, kẻ đánh bom giày thất bại; Eric Rudolph, kẻ đánh bom sân vận động Olympic hay Theodore Kaczynski, kẻ đánh bom tự chế.

Năm 2009, thiếu tá Nidal Malik Hasan, bác sĩ tâm thần của quân đội Hoa Kỳ xả sung bừa bãi tại Fort Hood, giết chết 13 người và làm 30 người khác bị thương. Năm 2012, ông Robert Bales, 38 tuổi, có 2 con, đã nổ súng và giết chết 16 dân thường Afghanistan vô tội.

Các nhân viên điều tra tại hiện trường vụ tai nạn đặt ra câu hỏi: Làm sao có thể dự đoán hay ngăn chặn được những thảm họa máy bay như thế này khi chúng ta có thể không bao giờ thực sự biết những gì ẩn chứa trong tâm trí của một người?
Cũng quan trọng như việc máy bay được kiểm tra và bảo dưỡng, việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá một yếu tố khác không kém phần quan trọng của ngành hàng không hiện đại – đó là các phi công vận hành máy bay.

Cũng giống đa số các vụ tai nạn ô tô là do lỗi của lái xe, sẽ có những yếu tố tâm lý không thể tiên đoán được của người điều khiển máy bay.

Trừ phi máy ghi âm chuyến bay được lắp trong não của anh ta, còn không sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết được những gì thực sự diễn ra trong tâm trí của phi công Andreas Lubitz.
Theo VTC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ