Thái Nguyên: Giáo viên làm tấm chắn giọt bắn tặng điểm nóng chống dịch

GD&TĐ - Cán bộ giáo viên một số trường học tại Thái Nguyên đang khẩn trương gửi những tấm chắn giọt bắn tự làm đến các điểm nóng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Lãnh đạo Công đoàn ngành giáo dục Thái Nguyên cùng giáo viên trường THPT Phổ Yên làm tấm chắn giọt bắn.
Lãnh đạo Công đoàn ngành giáo dục Thái Nguyên cùng giáo viên trường THPT Phổ Yên làm tấm chắn giọt bắn.

Công đoàn ngành giáo dục Thái Nguyên vừa phát động đến cán bộ, giáo viên, người lao động trong các đơn vị, cơ sở giáo dục của tỉnh cuộc vận động “Chung tay phòng, chống Covid-19”. Hưởng ứng chương trình này, nhiều nhà trường đã có những ủng hộ thiết thực.

Tại trường THPT Phổ Yên, cán bộ giáo viên đã tự tay làm được hơn 200 tấm chắn giọt bắn, trao tặng đến các chốt kiểm soát phòng, chống dịch và các điểm bầu cử trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Hơn 500 tấm chắn cũng đã được nhà trường gửi tặng các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội tại huyện Phú Bình - địa phương có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Đại diện Đoàn trường THPT Định Hóa chuyển những tấm chắn giọt bắn do giáo viên tự làm đến chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn huyện
Đại diện Đoàn trường THPT Định Hóa chuyển những tấm chắn giọt bắn do giáo viên tự làm đến chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn huyện

Đối với trường THPT Định Hóa, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã làm được hơn 200 tấm chắn giọt bắn. Những vật dụng thiết yếu này đã được gửi đến các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn huyện, góp phần đảm bảo an toàn cho lực lượng nơi tuyến đầu.

Trao đổi về chương trình vận động “Chung tay phòng, chống Covid-19”, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Chương trình nhằm huy động những sự ủng hộ kịp thời, thiết thực của cán bộ giáo viên để chung tay góp sức với những điểm nóng trên địa bàn trong công tác phòng chống dịch.

Những vật dụng mà giáo viên tự làm được gửi đến các điểm bầu cử, các địa phương đang giãn cách xã hội, qua đó lan tỏa ý nghĩa giáo dục về ý thức trách nhiệm, sự chia sẻ chung tay với cộng đồng”.

Hoạt động dạy học trực tuyến, theo quy định trong Thông tư của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động này có thể hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó. Dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.

Tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên thực hiện các hoạt động chính như: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.

Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính như: tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.