Thách thức của năm học thứ hai trong đại dịch

GD&TĐ - Từ tháng 3/2021, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến tăng số lượng lớp học trực tiếp, giải quyết vấn đề khoảng cách học tập giữa học sinh, cải thiện chất lượng đào tạo kỹ thuật số.

Học sinh Hàn Quốc đi học trong thời gian bùng phát dịch Covid-19.
Học sinh Hàn Quốc đi học trong thời gian bùng phát dịch Covid-19.

Tuy nhiên, các biện pháp chưa đáp ứng được những mong đợi của học sinh, giáo viên trong năm học thứ hai dưới đại dịch Covid-19.

Rủi ro từ lớp học trực tiếp

Ý tưởng tái mở cửa trường học đã vấp phải phản đối của các chuyên gia y tế do các ca lây nhiễm trong cộng đồng gia tăng trong vài tháng trở lại đây. Dù từ tháng 5 - 7/2020, chỉ 2,4% trong hơn 120 trẻ dương tính với Covid-19 do lây nhiễm ở trường, các chuyên gia khuyến cáo tình hình hiện tại xấu hơn trước. Học sinh có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi ở trường.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), tính đến ngày 31/1, Hàn Quốc không thể truy tìm nguồn lây nhiễm của 18,41% ca dương tính, đồng nghĩa người dân đang lây lan virus nhưng không hay biết. Nguy cơ này càng lớn khi gia tăng biến thể Covid-19 từ Anh, Nam Phi, Brazil.

Vấn đề trong khoảng cách thành tích

Theo kế hoạch năm học mới, trẻ mẫu giáo, học sinh lớp 1, 2 là nhóm đầu tiên quay lại trường học. Như vậy, khoảng cách thành tích học tập trong học sinh THCS, THPT tiếp tục tăng.

Bộ Giáo dục giải thích ưu tiên học sinh nhỏ tuổi hơn vì phụ huynh không thể chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nếu học sinh các cấp khác không quay lại trường, phụ huynh sẽ đầu tư học thêm, khiến học sinh đến từ gia đình thu nhập thấp bị tụt hậu.

Hiệp hội Giáo viên thực nghiệm, nhóm đại diện cho sự tiến bộ của giáo viên Hàn Quốc, cho biết: “Bộ không có kế hoạch đặc biệt nào cho học sinh đến từ gia đình thu nhập thấp. Điều này đặt ra câu hỏi về tầm bao quát của kế hoạch với toàn ngành Giáo dục”.

Cải thiện hệ thống học từ xa

Trong năm học mới, giáo viên, phụ huynh và học sinh đều yêu cầu cải thiện hệ thống giáo dục từ xa để giải quyết vấn đề khoảng cách thành tích ngày càng tăng giữa học sinh. Bộ Giáo dục cho biết sẽ triển khai hệ thống mới, cho phép giáo viên tương tác và quản lý học sinh dễ dàng hơn.

Giáo viên đang yêu cầu Bộ giữ lời hứa vì năm học 2019 – 2020 không đạt được kỳ vọng khiến giáo viên, học sinh mệt mỏi. Liên đoàn các Hiệp hội giáo viên Hàn Quốc hy vọng hệ thống mới giúp giải quyết khối lượng công việc của giáo viên, vốn gia tăng khi học online vì phải thúc đẩy tương tác với học sinh. Nhóm nhấn mạnh Bộ nên lắng nghe phản hồi của giáo viên, giảm thiệu công việc hành chính cho giáo viên.

Trong những tuần tới, Bộ Giáo dục sẽ công bố hệ thống học trực tuyến mới, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng để giáo viên có thể tiến hành các lớp học từ xa. Hệ thống tạo bài giảng cá nhân dành cho giáo viên sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 8.

Gian nan khi chăm sóc trẻ

Bộ Giáo dục đã giao việc tổ chức chăm sóc trẻ em cho chính quyền địa phương lập kế hoạch, quản lý. Hiện tại, các trường học chỉ nhận chăm sóc học sinh có nhu cầu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất an toàn việc làm vì chính quyền khu vực có thể giao nhiệm vụ này cho các công ty tư nhân trả giá thấp thay vì chia đều công việc.

Nhiều nhân viên chăm sóc trẻ cũng yêu cầu được cải thiện lương, điều kiện việc làm và số giờ làm là 8 tiếng/ngày. Các cuộc tranh cãi về việc chăm sóc trẻ em không quá lớn vì các trường đang nghỉ đông nhưng bất cập sẽ gia tăng khi bắt đầu năm học mới. Nếu điều này xảy ra, học sinh nhỏ tuổi sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Năm học tại Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 3 năm sau, chia thành hai học kỳ với khoảng 220 ngày học. Hiện tại, học sinh Hàn Quốc đang trong kỳ nghỉ đông.

Theo Korea Herald

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.