Kĩ năng an toàn thành môn học mới
Chương trình an toàn mới – được dạy 1 giờ mỗi tuần cho học sinh lớp 1 và lớp 2 trong các trường tiểu học – sẽ đề cập tới an toàn giao thông, đối phó với thảm họa, tự phòng vệ và những nguy hiểm bất thường trong cuộc sống hàng ngày.
Không chỉ đơn giản học lí thuyết suông về an toàn, môn học mới chủ yếu dựa trên hoạt động thực nghiệm. Việc thiết lập một môn học riêng là để đáp ứng đòi hỏi của dư luận cả nước về một chương trình giáo dục an toàn sau vụ chìm phà Sewol năm ngoái khiến 305 người chết hoặc mất tích, 250 người trong đó là học sinh trung học phổ thông đang đi dã ngoại.
Trong khi hầu hết đổ lỗi cho thuỷ thủ đoàn – đặc biệt là thuyền trưởng – người đã rời tàu mà không sơ tán hành khách, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc không trang bị được cho học sinh kĩ năng tồn vong có thể giúp xử trí trong trường hợp như vậy.
Hong Hoo-jo - Giảng viên Đại học Korea - nói rằng các trường cần có trách nhiệm dạy học sinh một cách hệ thống hơn làm sao tự bảo vệ mình và bạn bè trong trường hợp khẩn cấp.
Bộ Giáo dục cũng có kế hoạch giảm tải chương trình đối với môn Tiếng Anh và Tiếng Hàn, 2 môn chính trong kì thi tuyển sinh đại học hàng năm tại Hàn Quốc gọi là Suneung.
“Chúng tôi đánh giá chương trình mới sẽ cắt giảm khối lượng kiến thức học sinh phải học xuống gần 20%” – Một lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết.
Bên cạnh đó chú trọng kĩ năng giao tiếp ở môn Tiếng Hàn. Ví dụ, chương trình tiểu học sẽ chủ yếu dựa trên nghe và nói, trong khi kĩ năng đọc và viết được nhấn mạnh ở trung học.
Cải tổ hệ thống đào tạo đại học
Bộ Giáo dục sẽ cắt hỗ trợ tài chính đối với 66 trường đại học và cao đẳng có số điểm thấp trong đánh giá nỗ lực cải cách. Việc đánh giá, được Bộ Giáo dục khởi động tháng 4/2014, nhằm giảm số lượng tuyển sinh tại các trường đại học trên cả nước – mà dự kiến sẽ vượt quá số học sinh tốt nghiệp THPT tới 160.000 người vào năm 2023. Hiện Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn giảm nhanh số lượng sinh viên với mức giảm ít nhất 10.000 mỗi năm.
Tiêu chí đánh giá cải cách gồm thành tích học tập của sinh viên, chương trình, sự chuyên môn hóa của ngành đào tạo, hỗ trợ sinh viên, tỉ lệ việc làm của cử nhân và những kế hoạch phát triển dài hạn.
Tổng cộng 32 trường ĐH và CĐ hệ đào tạo 4 năm cùng với 24 trường CĐ hệ đào tạo 2 năm bị vào nhóm D- và E, sẽ không còn được tham gia trong các nghiên cứu được nhà nước tài trợ, các chương trình học bổng và cho vay sinh viên của chính phủ.
Với nhóm trường D+, có số điểm từ 80 - 89 trong tổng điểm 100, sẽ tiếp tục các chương trình hiện tại mặc dù không được đăng kí các chương trình mới.
Theo kế hoạch gốc của Bộ Giáo dục sẽ buộc cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh toàn bộ nhóm A và đóng cửa các trường ĐH ở nhóm thấp nhất. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần phải chờ Quốc hội sửa đổi luật.
Hiện có 6 trường CĐ, ĐH hệ 4 năm và 7 trường CĐ hệ 2 năm bị xếp ở nhóm E. Những trường này sẽ ngay lập tức bị cắt khỏi các chương trình nhận ngân sách nhà nước và Bộ Giáo dục khuyến cáo họ nên tìm cách thay đổi, như chuyển thành các cơ sở giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc sẽ đưa thêm một môn học mới vào trường tiểu học dạy học sinh cách xử trí với những tình huống nguy hiểm như tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy; gây sức ép buộc các trường ĐH, CĐ phải tự đổi mới…
Kĩ năng an toàn thành môn học mới
Chương trình an toàn mới – được dạy 1 giờ mỗi tuần cho học sinh lớp 1 và lớp 2 trong các trường tiểu học – sẽ đề cập tới an toàn giao thông, đối phó với thảm họa, tự phòng vệ và những nguy hiểm bất thường trong cuộc sống hàng ngày.
Không chỉ đơn giản học lí thuyết suông về an toàn, môn học mới chủ yếu dựa trên hoạt động thực nghiệm. Việc thiết lập một môn học riêng là để đáp ứng đòi hỏi của dư luận cả nước về một chương trình giáo dục an toàn sau vụ chìm phà Sewol năm ngoái khiến 305 người chết hoặc mất tích, 250 người trong đó là học sinh trung học phổ thông đang đi dã ngoại.
Trong khi hầu hết đổ lỗi cho thuỷ thủ đoàn – đặc biệt là thuyền trưởng – người đã rời tàu mà không sơ tán hành khách, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc không trang bị được cho học sinh kĩ năng tồn vong có thể giúp xử trí trong trường hợp như vậy.
Hong Hoo-jo, giảng viên Đại học Korea, nói rằng các trường cần có trách nhiệm dạy học sinh một cách hệ thống hơn làm sao tự bảo vệ mình và bạn bè trong trường hợp khẩn cấp.
Bộ Giáo dục cũng có kế hoạch giảm tải chương trình đối với môn Tiếng Anh và Tiếng Hàn, 2 môn chính trong kì thi tuyển sinh đại học hàng năm tại Hàn Quốc gọi là Suneung. “Chúng tôi đánh giá chương trình mới sẽ cắt giảm khối lượng kiến thức học sinh phải học xuống gần 20%” – một lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết. Bên cạnh đó chú trọng kĩ năng giao tiếp ở môn Tiếng Hàn. Ví dụ, chương trình tiểu học sẽ chủ yếu dựa trên nghe và nói, trong khi kĩ năng đọc và viết được nhấn mạnh ở trung học.
Cải tổ hệ thống đào tạo đại học
Bộ Giáo dục sẽ cắt hỗ trợ tài chính đối với 66 trường đại học và cao đẳng có số điểm thấp trong đánh giá nỗ lực cải cách. Việc đánh giá, được Bộ Giáo dục khởi động tháng 4/2014, nhằm giảm số lượng tuyển sinh tại các trường đại học trên cả nước – mà dự kiến sẽ vượt quá số học sinh tốt nghiệp THPT tới 160.000 người vào năm 2023. Hiện Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn giảm nhanh số lượng sinh viên với mức giảm ít nhất 10.000 mỗi năm.
Tiêu chí đánh giá cải cách gồm thành tích học tập của sinh viên, chương trình, sự chuyên môn hóa của ngành đào tạo, hỗ trợ sinh viên, tỉ lệ việc làm của cử nhân và những kế hoạch phát triển dài hạn.
Tổng cộng 32 trường ĐH và CĐ hệ đào tạo 4 năm cùng với 24 trường CĐ hệ đào tạo 2 năm bị vào nhóm D- và E, sẽ không còn được tham gia trong các nghiên cứu được nhà nước tài trợ, các chương trình học bổng và cho vay sinh viên của chính phủ. Với nhóm trường D+, có số điểm từ 80 - 89 trong tổng điểm 100, sẽ tiếp tục các chương trình hiện tại mặc dù không được đăng kí các chương trình mới.
Theo kế hoạch gốc của Bộ Giáo dục sẽ buộc cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh toàn bộ nhóm A và đóng cửa các trường ĐH ở nhóm thấp nhất. Tuy nhiên để thực hiện điều này cần phải chờ Quốc hội sửa đổi luật.
Hiện có 6 trường CĐ, ĐH hệ 4 năm và 7 trường CĐ hệ 2 năm bị xếp ở nhóm E. Những trường này sẽ ngay lập tức bị cắt khỏi các chương trình nhận ngân sách nhà nước và Bộ Giáo dục khuyến cáo họ nên tìm cách thay đổi, như chuyển thành các cơ sở giáo dục thường xuyên.