Thách thức, cơ hội và xu hướng phát triển dạy - học Tiếng Anh tại Việt Nam

GD&TĐ - Đây là chủ đề hội thảo do Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia, VietTESOL, Học viện Ngoại giao, Văn phòng Tiếng Anh Khu vực (RELO), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức sáng 30/3.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper. Cùng dự có hơn 150 đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, trường phổ thông, các giảng viên, giáo viên tiếng Anh, và tổ chức, doanh nghiệp…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ: Thế giới trong giai đoạn trải qua đại dịch Covid-19 đầy thách thức khó khăn, nhưng cũng mở ra những cơ hội mới cho giáo viên, giảng viên, cho học sinh, sinh viên và cho cả các nhà quản lý giáo dục.

Trên tinh thần “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”, trong gần ba năm nay, Việt Nam liên tục tìm kiếm những giải pháp thay thế, như học trực tuyến, học qua truyền hình, kết hợp trực tuyến - trực tiếp,… nhằm củng cố kiến thức, cũng như duy trì nề nếp học tập và cơ bản đưa hoạt động giáo dục vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực, giải pháp sáng tạo của các đơn vị đào tạo cũng như sự định hướng, hướng dẫn từ các đơn vị quản lý. Chúng tôi trân trọng cố gắng của tất cả các đơn vị khi vượt qua nhiều rào cản về thiết bị, đường truyền, về cơ sở vật chất, về điều kiện dạy học,… để cùng với nhiều thế hệ học sinh vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn này.

Theo Thứ trưởng, đây là lần đầu tiên hội thảo Thách thức, cơ hội và xu hướng phát triển dạy - học Tiếng Anh tại Việt Nam (ELT Forum) được tổ chức tại Việt Nam, tạo lập một diễn đàn dành cho các nhà chính sách, nhà quản lý giáo dục và các đơn vị tham gia vào lĩnh vực dạy và học tiếng Anh giao lưu, trao đổi ý tưởng, thảo luận phương pháp, tìm kiếm giải pháp cho hoạt động dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam.

Tại hội thảo, Thứ trưởng mong muốn được nghe các nhà quản lý, các nhà khoa học thảo luận và đề xuất ý tưởng cho chính sách, chủ trương, đường hướng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam trong bối cảnh mới, trước những xu thế mới, vận hội mới.

Thứ trưởng tin tưởng, hội thảo sẽ làm tốt vai trò kết nối các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, các nhà quản lý, các chuyên gia để cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng giúp hình thành những giải pháp triển khai hiệu quả việc dạy học tiếng Anh ở Việt Nam.

Hội thảo Thách thức, cơ hội và xu hướng phát triển dạy - học Tiếng Anh tại Việt Nam diễn ra tại Học viện Ngoại giao.
Hội thảo Thách thức, cơ hội và xu hướng phát triển dạy - học Tiếng Anh tại Việt Nam diễn ra tại Học viện Ngoại giao.

Chia sẻ các định hướng lớn trong dạy học Ngoại ngữ giai đoạn 2017-2025 của Chính phủ, tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Hữu, Trưởng Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia đồng thời đưa ra các vấn đề mong muốn nhận được ý kiến thảo luận, góp ý, đề xuất tại hội thảo.

Những nội dung mong được góp ý tập trung vào định hướng chung và chính sách dạy học Ngoại ngữ hiện nay; yêu cầu và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ; đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; cách thức triển khai việc dạy học tiếng Anh trong các nhà trường, đặc biệt sau những tác động của đại dịch Covid-19; xu hướng của thế giới, khu vực trong dạy học tiếng Anh và bài học cho Việt Nam…

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày: 30-31/3. Sau phiên toàn thể, hội thảo sẽ có các hoạt động thảo luận bàn tròn theo nhóm phổ thông và đại học. Riêng phiên sáng 31/3, hội thảo dành thời gian chia sẻ những đánh giá về chất lượng đào tạo tiếng Anh dưới góc nhìn doanh nghiệp và mong đợi từ phía nhà tuyển dụng về việc đào tạo Tiếng Anh, trước khi thảo luận chung, tổng kết.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.