Tên lửa Kinzhal tấn công bằng cách sử dụng không phận Belarus

GD&TĐ - Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal của Nga tấn công Lviv hôm 4/9 đã bay vào không phận Ukraine qua Belarus.

Tên lửa Kinzhal tấn công bằng cách sử dụng không phận Belarus

Thông tin trên được khẳng định bởi dữ liệu radar giám sát không phận Ukraine. Được biết 2 tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31K của Nga đã phóng tên lửa từ khu vực Tula, quả đạn đến Lviv vào khoảng 05:47 sáng và gây ra sự tàn phá đáng kể.

Đánh giá theo đồ họa thông tin được công bố, các tên lửa đã bay khoảng 100 km trên không phận vùng Gomel của Belarus, thông qua các quận Braginsky và Narovlyansky.

Kh-47M2 đã đi qua vùng hạn chế bay, khu vực này có hiệu lực trên lãnh thổ biên giới Belarus với Ukraine trong khoảng thời gian 2,5 năm qua.

Vũ khí của Nga bay qua bầu trời Belarus với sự đồng ý của chính quyền địa phương và được viện dẫn là "do tình huống khẩn cấp".

photo_2024-09-04_20-23-23.jpg
Đường bay tên lửa Kh-47M2 Kinzhal qua lãnh thổ Belarus để tấn công Ukraine.

Một sự kiện đáng chú ý xảy ra gần đây đó là chiến đấu cơ Không quân Belarus đã chặn một máy bay không người lái cảm tử của Nga trên lãnh thổ của mình.

Theo ghi nhận, trong một cuộc tấn công tên lửa vào Ukraine, một chiếc UAV cảm tử loại Geran-2 do Nga chế tạo theo nguyên mẫu Shahed-136 của Iran đã bay vào không phận Belarus ở khu vực quận Yela.

Sau khi đi vào không phận Belarus, chiếc UAV đã ở đó khoảng 20 phút. Trong thời gian này, máy bay chiến đấu của Không quân Belarus đã "hộ tống" chiếc UAV và vào lúc 03:55, theo các nhân chứng, họ đã bắn hạ nó.

Người dân địa phương lưu ý rằng vào đêm trước vụ tấn công đã có ít nhất hai vụ nổ và sau đó một tia sáng xuất hiện trên bầu trời, khẳng định thông tin nói trên là có thể tin cậy.

Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal được phóng đi từ tiêm kích MiG-31K.
Theo Militarnyi

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Nhóm sinh viên và thiết kế trạm lắp ráp giúp tăng năng suất trong các nhà máy.

Trạm lắp ráp tùy biến theo nhân trắc học

GD&TĐ - Trạm lắp ráp điều chỉnh vị trí và cao độ bàn làm việc, hộp đựng chi tiết theo nhân trắc học của công nhân, bảo đảm thoải mái, không gây mệt mỏi…

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.