Tên lửa ATACMS bị bắn rơi khiến Mỹ bối rối

GD&TĐ - Những quả tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS ngay khi xuất hiện tại chiến trường Ukraine đã gây xôn xao.

Tên lửa ATACMS bị bắn rơi khiến Mỹ bối rối

Hiện tại, các lữ đoàn tên lửa Ukraine đang sở hữu trong tay một số lượng hạn chế hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS phiên bản MGM-140A.

Với tầm bắn 165 km, chúng đe dọa các thành phố Belgorod, Kursk và Bryansk cũng như một số khu vực xung quanh.

ATACMS là dòng tên lửa tầm ngắn được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương, bao gồm sở chỉ huy, nơi tập trung quân, cơ sở hạ tầng...

Người đứng đầu cơ quan báo chí của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson mới đây đã xác nhận việc cung cấp tên lửa cho Kyiv và bày tỏ quan điểm rằng vũ khí trên sẽ tăng cường tiềm năng chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU).

Theo giới chuyên gia Nga, các thành phố trong vùng phủ sóng tên lửa ATACMS nên tăng cường hệ thống phòng không trong thời gian ngắn nhằm sẵn sàng chống lại mối đe dọa.

Mặc dù tên lửa ATACMS thường được gọi là "siêu vũ khí" nhưng lại không có khả năng cơ động cao. Điều này khiến chúng dễ bị các hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn.

Tên lửa ATACMS có diện tích phản xạ radar (RCS) 0,2 mét vuông và có thể bị phát hiện bởi radar Irbis hay Zaslon-AM của tiêm kích Su-35S và MiG-31BM ở khoảng cách lần lượt lên tới 180 và 160 km.

Với thực tế trên, tên lửa ATACMS thậm chí có thể bị đánh chặn thành công bởi tên lửa không đối không R-37M nếu bị phát hiện từ xa.

Ukraine hy vọng tên lửa ATACMS sẽ trở thành "vũ khí thay đổi cuộc chơi".

Ukraine hy vọng tên lửa ATACMS sẽ trở thành "vũ khí thay đổi cuộc chơi".

Việc Mỹ trang bị cho (AFU) tên lửa ATACMS có thể xác định lại chiến lược quân sự. Ngay cả với số lượng hạn chế và dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại, sự hiện diện của chúng vẫn đóng vai trò là tác nhân làm thay đổi việc triển khai của quân Nga trong khu vực.

Sự hiện diện của những tên lửa như vậy có thể nâng cao tinh thần binh sĩ Ukraine, bằng cách chứng tỏ rằng đất nước họ có đủ phương tiện để tấn công các mục tiêu quan trọng.

Nếu Ukraine coi ATACMS là phương tiện hiệu quả để nâng cao khả năng chiến đấu của mình, nước này sẽ quay sang Mỹ với yêu cầu cung cấp thêm, hoặc hiện đại hóa các tên lửa hiện có.

Điều này có thể dẫn đến việc mở rộng hơn nữa việc sử dụng chúng và nếu ngày nay AFU chỉ có tên lửa tầm bắn 165 km, thì Hoa Kỳ dự kiến sẽ cung cấp các phiên bản tầm xa hơn.

Với tầm tấn công lên tới 300 km sẽ tạo ra mối đe dọa cho một nửa bán đảo Crimea. Tuy nhiên ngay cả Mỹ cũng có dự trữ vũ khí này rất hạn chế, và do đó nhiều khả năng chúng ta đang nói về việc cung cấp hàng chục tên lửa thay vì hàng trăm hay hàng nghìn quả.

Bất chấp những khả năng nhất định mà tên lửa ATACMS mang lại cho Lực lượng vũ trang Ukraine, vẫn có nhiều cách để chống lại chúng. Điều này đã được Nga chứng minh bằng cách bắn rơi một số đạn tấn công ngay từ lần sử dụng đầu tiên và khiến Mỹ cùng Ukraine bối rối.

Tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó cũng như triển khai các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa thích hợp ở các khu vực có khả năng bị đe dọa chính là chìa khóa để đảm bảo an toàn cho các cơ sở quân sự.

Quân đội Ukraine phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS do Mỹ viện trợ.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.