Tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc bắt đầu thử máy phóng điện từ

GD&TĐ - Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vừa xuất hiện hình ảnh thử nghiệm thành công máy phóng điện từ của tàu sân bay Phúc Kiến.

Tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc bắt đầu thử máy phóng điện từ

Đoạn video được quay từ trên không ghi lại hình ảnh tại xưởng đóng tàu cho thấy quá trình phóng những vật thể thử nghiệm xuống nước với sự hỗ trợ của máy phóng điện từ.

Thử nghiệm máy phóng điện từ của tàu sân bay Phúc Kiến.

Thử nghiệm máy phóng là một giai đoạn quan trọng trong quá trình đánh giá đối với bất kỳ tàu sân bay hiện đại nào, quá trình trên được thực hiện trước giai đoạn chạy thử trên biển.

Máy phóng được thử nghiệm với "tải trọng chết", có trọng lượng tương đương với máy bay đặt trên boong, vật thể sẽ được phóng xuống nước để kiểm tra độ tin cậy cũng như sức mạnh của máy phóng.

Được biết tàu sân bay Phúc Kiến sẽ ra biển trong năm tới và việc đưa vào hoạt động - nếu không phát hiện vấn đề gì sẽ được lên kế hoạch diễn ra vào năm 2025.

Máy phóng điện từ là một công nghệ mới được ứng dụng trên thế giới, Phúc Kiến đã trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được trang bị nó. Các tàu sân bay khác, Liêu Ninh - Type 001 (nguyên là chiếc Varyag thuộc Dự án 1143 Krechet) và Sơn Đông - Type 002 đều sử dụng đường cất cánh kiểu nhảy cầu.

Việc sử dụng máy phóng sẽ giúp triển khai tiêm kích với đầy đủ tải trọng chiến đấu thiết kế, cũng như trang bị các máy bay tác chiến đặc biệt với kích thước lớn hơn.

Mới đây các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin Hải quân Trung Quốc đang tích cực thử nghiệm máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) KJ-600 thế hệ mới.

Phương tiện này chỉ có thể cất cánh từ tàu sân bay sử dụng sàn phẳng và máy phóng, tức là nó sẽ được trang bị cho chiếc Type 003 - Phúc Kiến khi con tàu chính thức đi vào hoạt động.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.